Giám đốc phòng xét nghiệm doping của Nga từ chức
- Thứ Tư, 11 tháng Mười Một năm 2015 19:55
- Tác Giả: Thanh Phương
Phòng xét nghiệm chống doping RUSADA của Nga - Reuters
Sau khi ngành điền kinh Nga bị cáo buộc sử dụng chất kích thích « một cách có tổ chức », giám đốc phòng xét nghiệm chống doping của Nga đã từ chức đêm qua, 10/11/2015.
Trong báo cáo công bôm thứ Hai vừa qua, Cơ quan thế giới chống doping ( AMA ) tố cáo là hệ thống kiểm tra chống sử dụng chất kích thích ở Nga tham nhũng từ cấp cơ sở cho đến thượng tầng, rằng Nhà nước Nga sử dụng doping « có tổ chức », còn phòng xét nghiệm chống doping thì nhận tiền để làm giả mạo các kết quả xét nghiệm những vận động viên Nga.
Theo hai hãng tin Itar-Tass và Interfax, ôg Grigory Rodchenko, giám đốc của phòng xét nghiệm này, đêm hôm qua đã đệ đơn từ chức lên Bộ trưởng Thể thao Nga.
Về mặt chính thức, cho tới nay điện Kremlin vẫn khẳng định rằng những cáo buộc của cơ quan AMA là « không có cơ sở ». Nhưng Liên đoàn điền kinh Nga đã hứa sẽ nhanh chóng nộp cho Liên đoàn điền kinh quốc tế một tài liệu về chương trình chống doping của nước này.
Vào thứ sáu tới đây, Liên đoàn điền kinh quốc tế sẽ họp lại để bàn về khả năng đình chỉ tham gia mọi cuộc tranh tài đối với Liên đoàn điền kinh Nga, kể cả tham gia Thế vận hội mùa hè Rio 2016, theo như đề nghị của cơ quan AMA.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn về ông Vladimir Putin. Cho tới nay, Tổng thống Nga chưa có tuyên bố gì về những lời cáo buộc của Cơ quan thế giới chống doping.
Nhưng hôm nay, ông Putin sẽ chủ trì tại Sotchi một cuộc họp về Thế vận hội 2016. Mục đích của cuộc họp được dự trù từ lâu là bàn về việc chuẩn bị cho các vận động viên Nga tham gia Olympic 2016.
Trong báo cáo đưa ra hôm thứ Hai, cơ quan AMA còn nhấn mạnh rằng Nga không phải là nước duy nhất, và điền kinh cũng không phải là môn thể thao duy nhất gặp vấn đề doping có tổ chức.
Theo các chuyên gia, nạn doping có tổ chức chủ yếu là ở các quốc gia có chế độ chuyên chế.
Theo họ, những gian lận về doping như vậy chỉ có thể là từ cấp Nhà nước, với sự tham gia của nhiều cơ quan, trong đó có cả cơ quan mật vụ, như trường hợp của Nga.
Tin mới
- Irak : Liên quân Mỹ-Kurdistan tái chiếm Sinjar - 12/11/2015 21:33
- Israel tố cáo Châu Âu có chính sách nhập khẩu “kỳ thị” - 12/11/2015 21:18
- Michel Platini không trong danh sách ứng cử chức Chủ tịch FIFA - 12/11/2015 20:03
- Một hiệp hội Philippines yêu cầu APEC bàn về Biển Đông - 12/11/2015 16:59
- Miến Điện : Quân đội hứa hợp tác với chính quyền dân cử - 12/11/2015 16:53
- Jakarta xác nhận đã đòi Bắc Kinh làm rõ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông - 12/11/2015 16:39
- Thủ tướng Nga: Có thể có bom trên máy bay rớt ở Ai Cập - 11/11/2015 22:45
- Mưa, gió lạnh ở vùng Vịnh San Francisco - 11/11/2015 22:36
- Thượng đỉnh Âu - Phi tìm kế chặn làn sóng tị nạn - 11/11/2015 22:26
- Liên minh cánh tả Bồ Đào Nha lật đổ chính phủ cánh hữu - 11/11/2015 22:19
Các tin khác
- Thủ tướng Israel ủng hộ giải pháp hai Nhà nước với Palestine - 11/11/2015 19:45
- Toulon : Pháp bắt một kẻ âm mưu khủng bố - 11/11/2015 19:22
- Nhật thử nghiệm thành công máy bay dân dụng - 11/11/2015 19:00
- Trung Quốc khiến Úc thiếu sữa cho trẻ em - 11/11/2015 18:46
- Biển Đông: McCain yêu cầu làm rõ về chuyến tuần tra của tàu USS Lassen - 11/11/2015 18:35
- Biển Đông : Indonesia đe dọa kiện Trung Quốc về quần đảo Natuna - 11/11/2015 18:17
- Châu Âu vẫn bế tắc với hồ sơ di dân tỵ nạn - 10/11/2015 20:38
- Trung Quốc dự trù có thêm 3 triệu người mỗi năm nhờ chính sách hai con - 10/11/2015 20:28
- Ấn Độ : Xã hội phân hoá, bạo lực gia tăng - 10/11/2015 20:07
- TPP được công khai, các chỉ trích vẫn tiếp tục - 10/11/2015 17:05