Tội ác chống người Rohingya : Miến Điện bị 19 tổ chức Hồi giáo kiện tại Mỹ
- Thứ Ba, 06 tháng Mười năm 2015 15:37
- Tác Giả: Trọng Thành
Người Rohingya tại Miến Điện
REUTERS/Rafiqur Rahman
Khoảng 20 tổ chức Hồi giáo đệ đơn lên tư pháp Hoa Kỳ để kiện Tổng thống Miến Điện Thein Sein và một số thành viên khác trong chính phủ, vì các tội ác chống lại người Rohingya.
Biến cố nói trên xảy ra chỉ một tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội Miến Điện, được coi là một trắc nghiệm đối với tiến trình chuyển đổi dân chủ.
Theo AFP, đơn kiện đã được gửi đến tư pháp Hoa Kỳ thứ Năm vào tuần trước, 01/10/2015. Các nguyên đơn yêu cầu thẩm phán Debra Freeman triệu tập Tổng thống Miến Điện, cùng với Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin, và một số giới chức khác, thể theo luật « Alien Tort Statute ».
Luật này cho phép các công dân nước ngoài được khiếu nại để đòi hỏi các đền bù cho các vi phạm nhân quyền bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Đơn kiện của các tổ chức Hồi giáo nhắm vào Tổng thống Miến Điện không được chính quyền nước này cho là quan trọng.
Sau đây là phản ứng của người phát ngôn của chính quyền Miến Điện hôm qua : « Miến Điện không phải là chư hầu của Mỹ. Tôi không hiểu bằng cách nào Miến Điện lại có thể bị đưa ra một tòa án liên bang của Hoa Kỳ ».
Đơn kiện của các tổ chức Hồi giáo cáo buộc người Rohingya là « các đối tượng chính của các hành động tội ác, có thể sánh với một ‘‘cuộc diệt chủng’’, do hận thù và kỳ thị từ phía các sư tăng Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan và chính phủ Thein Sein ».
Theo đơn kiện, các hành động tội ác được nói đến, có nguồn gốc từ năm 1962, khi chính phủ Phật giáo lên cầm quyền tại Miến Điện với một ý thức hệ độc tôn, loại trừ các nhóm thiểu số.
Người Rohingya đã không được phép có quốc tịch và « bị truy bức tàn khốc vì lý do sắc tộc và đức tin tôn giáo ».
Khoảng 1,3 triệu người Rohingya, theo đạo Hồi, sống tại Miến Điện bị coi như người nhập cư trái phép từ nước láng giềng Bangladesh.
Các nhà quan sát ghi nhận, rất nhiều người trong cộng đồng này bị phân biệt đối xử nặng nề, bị cưỡng bức lao động, bị trưng thu đất đai, hạn chế đi lại, cùng nhiều hình thức cưỡng đoạt khác.
Hàng chục nghìn người Rohingya phải sống trong các trại tị nạn tại Bangladesh. Khoảng 25.000 người Rohingya và Bangladesh liều mình vượt biển tới các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia và Indonesia, trong quý một năm nay (theo Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc) : Khủng hoảng tị nạn được coi là nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á từ nhiều thập niên nay.
Tin mới
- Nga, Syria và đồng minh tấn công nhiều vị trí quân thánh chiến - 07/10/2015 18:28
- Nga sẵn sàng phối hợp với Mỹ không kích tại Syria - 07/10/2015 18:09
- Quan chức Lào bất bình về lãi suất tín dụng quá cao do Trung Quốc áp đặt - 07/10/2015 17:23
- Bầu cử Miến Điện : Phật giáo cực đoan ủng hộ đảng cầm quyền - 07/10/2015 16:32
- Philippines tố cáo Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông làm của riêng - 07/10/2015 15:53
- Địa Trung Hải : Khởi sự giai đoạn 2 chiến dịch chống buôn người - 06/10/2015 22:08
- Thủy triều đen vịnh Mêhicô : BP bồi thường 20,8 tỷ đôla - 06/10/2015 21:50
- OCDE ra tay ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế - 06/10/2015 21:09
- Hoa Kỳ và NATO lên án Nga vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ - 06/10/2015 21:00
- AFP tặng giải thưởng cho nhà báo Thái Lan chống tội khi quân - 06/10/2015 15:45
Các tin khác
- TPP : Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau ? - 06/10/2015 15:27
- Hiệp định TPP được mọi nơi hoan nghênh, ngoại trừ Trung Quốc - 06/10/2015 15:19
- Air France chuẩn bị sa thải 2.900 người, lãnh đạo nhân sự bị tấn công - 05/10/2015 22:08
- Thủ tướng Pháp hoan nghênh vai trò quốc tế của Tokyo - 05/10/2015 21:57
- Đàm phán TPP kết thúc tốt đẹp, Obama nhấn mạnh tương lai khu vực Thái Bình Dương - 05/10/2015 21:38
- Cựu lãnh đạo đặc khu Hồng Kông ra tòa vì tham nhũng - 05/10/2015 21:26
- Bắc Triều Tiên bị nghi tấn công hệ thống tin học tàu điện ngầm Hàn Quốc - 05/10/2015 21:19
- Thái Lan lập ủy ban soạn dự thảo Hiến pháp mới - 05/10/2015 20:57
- Việt Nam : Hội nghị T.Ư 12 bàn về « bộ tứ quyền lực » - 05/10/2015 20:27
- Đức kỷ niệm 25 năm thống nhất, đương đầu với thử thách mới - 05/10/2015 00:35