Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cảnh sát bắt giữ 17 người Việt nhập cư lậu vào Anh

calais immigration

Người nhập cư cố gắng nhảy vào xe tải ở Calais (ảnh minh họa).
AFP

Cảnh sát Anh hôm thứ Bảy 08/08/2015, vừa bắt giữ một chiếc xe tải chở 17 người Việt Nam vượt biên trót lọt về đến huyện Hertfordshire ở phía tây bắc Luân Đôn.
Tài xế người Ba Lan bị tạm giam và đối mặt với mức phạt 36.000 bảng Anh về tội chở người vượt biên.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải có thêm chi tiết :

'' Khi nhận được tin báo từ một người lái xe trên xa lộ M25 cảnh sát Anh đã nhanh chóng chặn giữ chiếc xe tải khi rẽ vào trục đường M1 và khám xét ngay tại bãi đỗ xe.
Phát ngôn viên sở cảnh sát cung cấp ảnh chụp và thông tin cho báo chí, cho biết đây là nhóm người Việt Nam, tất cả đều là đàn ông, còn tài xế xe tải là người Ba Lan.
Những vụ bắt giữ như thế này rất thường xảy ra, do người đi đường gọi cảnh sát khi nhìn thấy người vượt biên nhảy từ trên xe tải xuống khi xe giảm tốc độ, hay ở trạm đổ xăng.
Mặc dù cửa khẩu Calais luôn được kiểm tra gắt gao nhưng với số lượng xe tải chở hàng ra vào nước Anh quá nhiều và các kỹ thuật giấu người tinh vi thì mỗi ngày đều có người vượt biên trót lọt vào nước Anh.

Tuy nhiên, với số lượng 17 người trên một chiếc xe tải thì là điều rất hiếm gặp cho nên được báo chí quan tâm đặc biệt.

Trong vài tuần trở lại đây chính phủ Anh đã có nhiều tuyên bố mạnh tay, ví dụ như sẽ phạt nặng những ai cho người vượt biên thuê nhà, sau khi đã có luật phạt các công ty nào thuê mướn người nhập cư trái phép.
Thế nhưng như trường hợp của người tài xế Ba Lan, mức phạt cho một người vượt biên trên xe là 2000 bảng, tính ra có khi chưa bằng số tiền mà người vượt biên phải trả cho các tài xế xe tải để được trốn vào trong xe.

Ở cửa khẩu luôn có những băng đảng chuyên đóng người vào trong xe và biết cách tránh máy soi và chó nghiệp vụ hay máy đo nồng độ CO2 trong xe.
Ví dụ như có trường hợp chui vào trong xe chở máy móc và trốn vào bên trong thì máy soi không thể xuyên qua được, hay là bất chấp nguy hiểm trùm bao ni lông vào đầu.

Khi đã vào đến nước Anh như trường hợp của nhóm này, thì có hai người khai dưới 18 tuổi, và tự động sẽ được hệ thống an sinh xã hội chăm sóc và kéo dài thời gian cư trú, mà nhiều trường hợp sẽ được cấp giấy tờ để ở lại và đi học miến phí, hàng tuần ăn trợ cấp xã hội.

Những người đủ tuổi cũng chỉ bị cảnh sát giữ không quá 24 giờ đồng hồ và thường thì sau đó đưực thả ra và yêu cầu đi trình diện, nhưng tất nhiên là đa số họ sẽ không bao giờ quay trở lại đồn cảnh sát hay bộ nội vụ để trình diện nữa.

Một số trường hợp khi cơ quan di trú kịp sang nhận người thì cũng chưa chắc bị đưa vào trại tạm giữ để trục xuất vì thủ tục xác minh nhân thân kéo dài và mỗi ngày lưu trú trong trại tiêu tốn trên dưới 130 bảng Anh cho một đầu người.
Đó là chưa kể nếu họ xin tị nạn thì trong thời gian chờ đợi có khi kéo dài đến vài năm trời bộ nội vụ lại tiếp tục chi tiền thuê nhà và tiền trợ cấp hàng tuần.

Trong trường hợp bị trục xuất ngược về nước Pháp thì những người vượt biên lại tiếp tục chờ ở cửa khẩu, đến mờ sáng lại chui vào xe tải để vượt biên vào Anh, đến nơi vào tầm chiều như vụ việc này.

Có người nhảy xe khoảng 30 lần thì vào được đến nơi nhưng từng có những trường hợp người Việt bỏ mạng khi bám vào gầm xe tải và bị rơi xuống đất, hay gãy chân khi nhảy từ trên xe tải xuống đất lúc đã vào đến các tuyến đường xa lộ trên đất Anh. ''

Switch mode views: