Dân biểu Cam Bốt đưa hơn nghìn người thị sát biên giới với Việt Nam
- Thứ Hai, 20 tháng Bảy năm 2015 15:29
- Tác Giả: Anh Vũ
Cảnh biểu tình phía Cam Bốt, vùng biên giới ở Svay Rieng, ngày 19/07/2015
Reuters
Theo báo chí Cam Bốt, hai dân biểu đối lập nước này, hôm qua 19/07/2015 đã dẫn đầu hơn hai nghìn người trở lại khu vực cột mốc biên giới với Việt Nam, nơi đã xảy ra xô xát cách đây gần một tháng khiến nhiều người bị thương.
Nhật báo Cambodia Daily đưa tin hai dân biểu đối lập của đảng Cứu nguy Dân tộc ( CNRP) , Real Camerin và Um Sam An đã cùng một đoàn khoảng 2500 người đi trên 100 xe bus từ thủ đô Phnom Penh đến khu vực cột mốc số 203 trong khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Riêng và Tây Ninh, địa điểm đã xảy ra xô xát hôm 28/6 làm 7 người hai bên bị thương, trong đó có ông Real Camerin.
Lực lượng an ninh của hai bên đã huy động hàng trăm người đến để tránh không xảy ra xô xát.
Chỉ có khoảng 100 người trong đoàn biểu tình được tiếp cận sát đường biên, còn lại phải đứng cách xa hàng trăm mét.
Cuộc tập hợp kéo dài khoảng 45 phút, không có sự cố nào xảy ra.
Đây là lần thứ nhì, các dân biểu của đảng Cứu nguy Dân tộc cùng người ủng hộ đến khu vực có cột mốc biên giới giữa hai nước mà họ cho là đã được cắm sai lấn sang đất Cam bốt.
Lần trước là vào hôm 28/6, họ đã tràn qua đường biên và gây ra xô xát dữ đội với dân địa phương Việt Nam, khiến 10 người phía Cam Bốt và 8 người Việt bị thương.
Vấn đề biên giới Cam Bốt – Việt Nam trở nên nóng từ vài tháng nay, từ khi đối lập Cam Bốt tố cáo chính phủ của Thủ tướng Hun Sen sử dụng bản đồ sai cho việc cắm mốc phân định biên giới hai nước.
Việt Nam và Cam Bốt có 1270 km đường biên, trong những năm qua hai bên đã tiến hành cắm mốc phân định được 83% chiều dài đường biên.
Quãng biên giới còn lại đang còn những bất đồng về vị trí đặt mốc.
Trước sức ép của phe đối lập, Thủ tướng Hun Sen đã có một số động thái như đề nghị Liên Hiệp Quốc cho mượn bản đồ gốc mà nước này đã nộp lên tổ chức quốc tế này từ năm 1964.
Hôm 16/7 vừa qua, ông Hun Sen trong một phát biểu đã thừa nhận có một số mốc biên giới đã cắm có sai sót cần phải điều chỉnh lại.
Related news items:
Tin mới
- FEMA chuẩn bị đối phó động đất 9.2 ở Tây Bắc Mỹ - 21/07/2015 02:10
- Đa số dân Đức nghi ngờ thỏa thuận với Hy Lạp - 21/07/2015 00:41
- Quân Mỹ không kích nhầm làm 10 lính Afghanistan thiệt mạng - 21/07/2015 00:33
- Mỹ và Cuba chính thức khép lại hơn nửa thế kỷ đối đầu - 20/07/2015 23:51
- FIFA ấn định đầu năm 2016 bầu lại Chủ tịch - 20/07/2015 23:41
- Hy Lạp bắt đầu trả nợ cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu - 20/07/2015 23:00
- Pháp tăng xuất khẩu gan ngỗng béo. Châu Á bắt đầu mê - 20/07/2015 18:43
- Manila sẽ bố trí chiến đấu cơ và chiến hạm mới tại Vịnh Subic - 20/07/2015 16:55
- Tập Cận Bình : Quân đội phải chấm dứt tham nhũng - 20/07/2015 16:34
- Quân đội Miến Điện cam kết tôn trọng kết quả bầu cử - 20/07/2015 15:57
Các tin khác
- Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đích thân thị sát Biển Đông - 20/07/2015 13:23
- Bắc Kinh lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới để triển khai ở Biển Đông - 20/07/2015 02:13
- Khi người Trung Quốc tìm lại « màu sắc » của Cách mạng văn hóa - 19/07/2015 02:20
- Số lượng đồng euro giả tăng trong nửa năm 2015 - 19/07/2015 02:06
- Tin tặc đột nhập bệnh viện UCLA, lấy cắp 4.5 triệu hồ sơ cá nhân - 18/07/2015 14:59
- Hy Lạp cải tổ nội các, loại những người chống cải cách - 18/07/2015 14:10
- Quân nhân phương Tây, mục tiêu tấn công mới của IS ? - 18/07/2015 14:02
- Brazil : Cựu Tổng thống Lula bị điều tra - 17/07/2015 23:46
- Một năm thảm họa MH17, Hà Lan, Úc và Ukraina tưởng niệm các nạn nhân - 17/07/2015 23:37
- Dân biểu Mỹ và đệ tử Pháp Luân Công: Bắc Kinh là « bạo chúa » - 17/07/2015 21:10