Nghị viện Hy Lạp bỏ phiếu về thỏa thuận với Châu Âu
- Thứ Tư, 15 tháng Bảy năm 2015 16:34
- Tác Giả: Mai Vân
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras trong phiên họp Quốc hội ngày 10/07/2015, sau khi đề nghị mới được gửi đến các chủ nợ.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier
Sau cuộc đấu để đạt thỏa thuận với các lãnh đạo Châu Âu về kế hoạch trợ giúp, Thủ tướng Hy Lạp vào hôm nay 15/07/2015 còn phải xoay qua mặt trận đối nội, thuyết phục Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu tán đồng dự luật đầu tiên về những cải tổ mà các chủ nợ đã áp đặt bao gồm những biện pháp khắc khổ mới.
Việc bỏ phiếu phải được tiến hành trước thứ Năm, và công việc của Thủ tướng Tsipras sẽ không dễ dàng chút nào : Trong đảng và chính phủ của ông, nhiều người không tán đồng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong lúc công nhân viên chức đình công để phản đối.
Trên nguyên tắc các Ủy ban ở Quốc hội Hy Lạp bắt đầu nghiên cứu các biện pháp cải tổ kể từ 10 giờ sáng nay đến 18 giờ, và cuộc họp khoáng đại sẽ diễn ra vào tối.
Trước đó, thủ tướng Tsipras sẽ họp với lãnh đạo các đảng.
Theo giới quan sát, ông Tsipras sẽ phải rất vất vả để thuyết phục ngay chính người trong đảng Syriza của ông, với hàng chục người chống đối thỏa thuận.
Đó là chưa kể đến hàng ngũ bộ trưởng chính phủ, tuy rằng những người này vẫn cương quyết giữ chiếc ghế của mình.
Cho dù một phần không nhỏ nghị sĩ trong đảng của ông có bác bỏ các cải tổ bị áp đặt, thì những biện pháp thắt lưng buộc bụng dưới sức ép của Bruxelles có khả năng được thông qua nhờ hậu thuẫn của phe đối lập.
Chỉ sau khi nghị viện thông qua các cải tổ, Athens mới có thể tiến hành các bước kế tiếp : Bắt đầu đàm phán để được kế hoạch trợ giúp thứ 3, hơn 80 tỷ euro.
Nhưng không phải chỉ có Nghị viện Hy Lạp là bỏ phiếu về thỏa thuận.
Nếu Hy Lạp bỏ phiếu về các cải tổ, thì các nước Châu Âu – ít ra là 8 nước - cũng đưa kế hoạch trợ giúp Hy Lạp ra Quốc hội bỏ phiếu.
Pháp đã bắt đầu việc này ngay vào hôm nay.
Tổng thống Pháp như vậy đã đáp ứng yêu cầu của các nghị sĩ Pháp.
Vả lại, theo giới phân tích, ông Hollande sẽ không gặp trở ngại gì, và vai trò của ông trong hồ sơ Hy Lạp được hoan nghênh rộng rãi trong các tầng lớp chính trị.
Tuy nhiên một số người cũng tỏ ra dè dặt trước những điều kiện quá khắt khe áp đặt cho Hy Lạp.
Tin mới
- Hàn Quốc chấn động vì vụ tham ô trong bộ Quốc phòng - 16/07/2015 15:34
- Pakistan bắn rơi một máy bay dọ thám của Ấn Độ - 16/07/2015 15:25
- Pháp quảng bá du lịch «sống khỏa thân» - 16/07/2015 15:15
- Tổng thống Mỹ bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran - 16/07/2015 15:06
- Hạt nhân : Bắc Triều Tiên được kêu gọi theo gương Iran - 16/07/2015 14:42
- Miến Điện : Thách thức lớn trước bầu cử Quốc hội - 16/07/2015 14:02
- Nhật Bản: Hạ viện thông qua dự luật quốc phòng gây tranh cãi - 16/07/2015 13:50
- Bắc Kinh phản đối Manila sửa chữa chiến hạm cũ ở Trường Sa - 16/07/2015 13:43
- Philippnes mở lại căn cứ Subic Bay đương đầu với tham vọng Trung Quốc - 16/07/2015 13:33
- Thị Trưởng Bảo Nguyễn: Tôi là người đồng tính - 15/07/2015 18:17
Các tin khác
- Quả vải Việt Nam tìm cách không lệ thuộc vào Trung Quốc - 15/07/2015 16:21
- Người dân Iran hân hoan chào mừng thỏa thuận hạt nhân - 15/07/2015 16:14
- Thái Lan ra luật cấm biểu tình - 15/07/2015 16:06
- Trung Quốc câu lưu 20 nhân viên một tổ chức từ thiện Nam Phi - 15/07/2015 15:59
- Nhật Bản : Chính sách quốc phòng của Abe bị chống đối ngày càng mạnh - 15/07/2015 15:44
- Philippines sang sửa chiến hạm mắc cạn trên bãi Cỏ Mây - 15/07/2015 13:28
- Biển Đông : Bắc Kinh vẫn phản đối vụ kiện của Philippines - 15/07/2015 13:17
- CUỘC ĐẢO CHÍNH KHÔNG TIẾNG SÚNG TẠI HÀ NỘI - 14/07/2015 23:29
- « Đối phó với các thách thức khí hậu có thể giúp củng cố kinh tế » - 14/07/2015 19:29
- Thái Lan xét xử hai nhà báo về tội « vu khống » Hải quân - 14/07/2015 18:15