Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cuba tái lập đối thoại với các chủ nợ


Cuba Paysans
Nông dân Cuba trên cánh đồng mía ngày 3/3/2015.
Cuba đang cần tài chính để thực hiện cải cách nền kinh tế èo uột.REUTERS/Alexandre Meneghini

 Đang trên đường bình thường hóa bang giao với Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu, Cuba cũng vừa tái lập đối thoại với các chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris, mở đường cho việc thương lượng lại nợ của nước này.

Câu lạc bộ Paris là một nhóm không chính thức các chủ nợ, bao gồm đại diện của các quốc gia công nghiệp hóa chủ chốt.

Vào tuần trước, nhân chuyến viếng thăm Cuba, chủ tịch Câu lạc bộ Paris, Bruno Bézard đã cho biết rằng hiện giờ họ chỉ mới xem xét tình hình của Cuba đối với mỗi chủ nợ.

Nhưng theo lời ông Bézard, phía Cuba cũng như phía các chủ nợ đều thật sự quyết tâm đạt kết quả trong các cuộc thương lượng sắp tới.

Chủ tịch Câu lạc bộ Paris đã đến La Habana cùng với Quốc vụ khanh về Ngoại thương Pháp Matthias Fekl để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm chính thức Cuba của tổng thống François Hollande vào tháng 5 tới.

Câu lạc bộ Paris có thể nhân chuyến viếng thăm này giao cho tổng thống Pháp nhiệm vụ đưa ra một thông báo về số tiền từ 15 đến 16 tỷ đôla mà Cuba nợ của CLB Paris ( trong đó có 5 tỷ là nợ của Pháp ).

Theo thẩm định của các chuyên gia, tổng số nợ của Cuba hiện nay là khoảng 22 tỷ đôla, tức là chưa tới 40% GDP.

Vào năm 1987, ngay sau khi thương lượng lại nợ, chính phủ của Fidel Castro đã tạm ngưng trả nợ, lên án điều mà chủ tịch Cuba gọi là « sự can thiệp » của một số chủ nợ vào công việc nội bộ của nước này.

 Vào năm 2001, La Habana đã đề nghị mở lại các cuộc đàm phán về nợ, nhưng ngay sau đó lại cho là những đề nghị của CLB Paris « hoàn toàn không thể chấp nhận được ».

Lên cầm quyền thay người anh vào năm 2006, chủ tịch Cuba Raoul Castro từ năm 2009 đã thi hành một chính sách mới đối với các chủ nợ, cố thương lượng lại các món nợ và các kỳ hạn trả nợ.

Trong những năm gần đây, Cuba đã thương lượng lại nợ với các nước Trung Quốc, Mêhicô và Nga.

Vào lúc mà La Habana đang trên đường bình thường hóa bang giao với Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu, chủ tịch Raoul Castro muốn khôi phục sự tin cậy của quốc tế vào Cuba, phát hành các trái phiếu mới và thu hút đầu tư ngoại quốc, để hỗ trợ cho những cải cách mà ông đề ra nhằm « cập nhật hóa » một mô hình kinh tế đang đi vào bế tắc.

Giải thích với hãng tin AFP, kinh tế gia Cuba, thuộc Đại học Cali, Colombia cho rằng, đối với Cuba, bằng mọi giá cần phải chấn chỉnh lại những cam kết tài chính quốc tế và đó là hệ quả tất yếu của chính sách kiểm soát chi tiêu Nhà nước, được thực hiện từ năm 2009.

Tóm lại, vì đang cần tài chính để thực hiện cải cách kinh tế, Cuba không có sự lựa chọn nào khác là phải « làm hòa » với các chủ nợ, nhất là vào lúc mà kinh tế nước này vẫn còn rất èo uột ( tăng trưởng chỉ đạt 1,3% năm 2014 ).


Switch mode views: