Tại sao trái đất lại thiếu phụ nữ ?
- Thứ Hai, 09 tháng Ba năm 2015 20:19
- Tác Giả: Thu Hằng
Trên trái đất, cứ 105 bé nam được sinh ra thì có 100 bé nữ - DR
Theo các con số thống kê, mỗi ngày trên trái đất, cứ 105 bé nam được sinh ra thì có 100 bé nữ.
Quy phạm sinh học này là bất biến. Thế nhưng, sinh học chỉ là một lý do giải thích hiện tượng này.
Ngoài ra còn phải kể tới nhiều nguyên nhân khác. Và sự thiếu hụt này là một thảm kịch toàn cầu.
Chênh lệch nam-nữ nghiêm trọng hơn cả tại Châu Á.
Hiện tượng này bắt nguồn từ việc phá thai khi cha mẹ biết rằng họ sắp sinh con gái.
Người Balkan và vùng Kavkaz cũng có cùng quan điểm « trọng nam khinh nữ » này vào giữa những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ngoài truyền thống phụ hệ không coi trọng con gái, còn phải kể tới những tiến bộ công nghệ, như việc dùng máy siêu âm, cho phép biết trước giới tính của thai nhi. Và điều này càng khiến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng hơn.
Châu Phi có số lượng phụ nữ và nam giới tương đương nhau. Từ thuở sơ sinh, trung bình có 103 bé nam và 100 bé nữ.
Tới tuổi trưởng thành thì số lượng hai giới cân bằng trở lại.
Thế nhưng, đằng sau sự cân bằng này ẩn chứa nhiều bất bình đẳng : do bị nhiễm sida và các bệnh truyền nhiễm dễ gây tử vong khi sinh sản, phụ nữ Châu Phi chỉ sống lâu hơn nam giới khoảng 3 năm, trong khi đó, ở Châu Âu, mức chênh lệch này là 7 năm.
Ở độ tuổi trưởng thành, các hiện tượng kinh tế và chính trị ảnh hưởng nặng nề hơn là chế độ phụ hệ.
Nó định hình lại địa lý toàn cầu về chênh lệch nam-nữ. Làn sóng di cư là một lý do giải thích sự bất cân bằng.
Ví dụ, đàn ông Nam Mỹ di cư tới Hoa Kỳ, để lại phụ nữ độc thân tại quê nhà.
Tương tự, hàng loạt dân lao động là đàn ông tới các vương quốc dầu mỏ tại vùng Vịnh gây ra hậu quả bất cân bằng giới, cũng như bản sắc dân tộc tại các nước có tới 80% dân cư là người nước ngoài.
Các cuộc nội chiến cũng ảnh hưởng tới nam giới. Nước Syria sẽ ra sao khi nước này thoát khỏi cuộc chiến đang gây ra cái chết cho 200 000 người trong đó có tới 80% là nam giới ?
Tin mới
- Tái khởi động lò hạt nhân : Quyền quyết định trong tay tư pháp Nhật - 11/03/2015 18:36
- Biển Đông : Bị Tổng thư ký ASEAN chỉ trích, Bắc Kinh tức tối - 11/03/2015 15:54
- Mỹ ra các biện pháp mới trừng phạt Venezuela - 10/03/2015 19:37
- Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng tài chính - 10/03/2015 18:38
- Bốn năm sau thảm họa, Fukushima vật vã truy quét "kẻ thù vô hình" - 10/03/2015 18:31
- Thủ tướng Ấn Độ công du các quốc đảo lân cận - 10/03/2015 18:22
- Biểu tình đòi cải cách giáo dục, 70 sinh viên Miến Điện bị bắt - 10/03/2015 18:16
- Quốc tế nghi ngờ Trung Quốc về việc cấm lấy nội tạng tử tù - 10/03/2015 16:03
- Quan điểm của Mỹ, Israel về cuộc thương thảo hạt nhân với Iran - 09/03/2015 23:19
- Ả Rập Xê Út và Ấn Độ đứng đầu các nước mua vũ khí - 09/03/2015 20:28
Các tin khác
- Đài Loan lại báo động về đe dọa quân sự Trung Quốc - 09/03/2015 20:10
- Trung Quốc trở thành mối lo ngại hàng đầu đối với dân Nhật - 09/03/2015 20:01
- Cảnh sát Thái : phe Áo Đỏ gây bất ổn định - 09/03/2015 19:55
- Hàn Quốc đả kích Bình Nhưỡng về lương tại Kaesong - 09/03/2015 19:48
- Indonesia - Philippines hợp tác chống ma túy - 09/03/2015 19:40
- Saudi Arabia mua nhiều vũ khí nhất trong năm qua - 09/03/2015 03:30
- Cựu Bộ trưởng Nội vụ Pháp bị điều tra về tội giả mạo và rửa tiền - 09/03/2015 03:11
- Nhân sĩ Philippines đòi điều tra vai trò của Mỹ trong thảm họa Mamasapano - 08/03/2015 21:19
- Ngày Quốc tế Phụ nữ : Trung Quốc bắt giữ 4 nhà hoạt động nữ quyền - 08/03/2015 20:55
- Bắc Kinh khẳng định có nhu cầu "cải tạo" Trường Sa - 08/03/2015 20:02