Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

TT Obama đối mặt với sự chống đối mạnh hơn từ quốc hội khóa mới

Obama


Trong lúc các nhà lập pháp Mỹ quay lại Washington để bắt đầu công việc của quốc hội khóa 114, phe Cộng hòa chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn sau khi giành quyền kiểm soát Thượng viện và tăng cường thế đa số ở Hạ viện.

 Theo tường thuật của thông tín viên Cindy Saine của đài VOA tại Điện Capitol, những chính sách về di trú và kinh tế của Tổng thống Barack Obama đang đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ hơn từ quốc hội.

Sau kỳ nghỉ mát ở Hawaii nhân dịp lễ Giáng sinh, Tổng thống Obama quay lại Washington để đối mặt với một thực tế chính trị mới không mấy sáng sủa.

Hôm chủ nhật, Thượng nghị sĩ Mitch McConell, người sắp sửa trở thành lãnh tụ khối đa số ở Thượng viện, nói với đài truyền hình CNN rằng Thượng viện sẽ biểu quyết về rất nhiều thứ mà tổng thống sẽ không thích, chẳng hạn như kế hoạch xây đường ống dẫn dầu và giam sự quản lý của chính phủ trong lãnh vực năng lượng. Ông nói thêm rằng cán cân quyền lực đã thay đổi.

"Bây giờ ông ấy phải cần phải nói chuyện với chúng tôi. Và đó là một điều tốt, bởi vì khi dân chúng Mỹ bầu ra một chính phủ hai đảng, họ không nói là chúng tôi không muốn chuyện gì được thực hiện cả.
 Điều mà họ nói là họ muốn công việc được thực hiện trong trung tâm quyền lực."

Bà Mia Love, tân dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, nói rằng các nhà lập pháp phải chú ý nhiều hơn tới các cử tri.

"Chúng ta đã đối mặt với sự bất lực bởi vì những người của hai phe ở quốc hội đã nói là “chúng tôi muốn người dân nước Mỹ tin tưởng chúng tôi trở lại.”
Chúng ta đã làm ngược. Thật ra, chúng ta phải tin tưởng vào người dân nước Mỹ trở lại."

Về phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cực lực phản đối chương trình nghị sự của phe Cộng hòa. Bà nói rằng Quốc hội cần phải chú tâm giải quyết những vấn đề của những người chịu thiệt thòi.

"Washington đã làm việc rất tốt cho các tỉ phú, các đại công ty, các luật sư và những người vận động hành lang.
Nhưng chúng ta có làm gì hay không cho những gia đình đã mất nhà, mất công ăn việc làm, mất tiền dành dụm để về hưu khi tập đoàn tài chánh Citygroup bị thua lỗ vì đánh cược về chứng khoán phái sinh?

Chúng ta được bầu ra để tranh đấu cho các gia đình đó. Đã tới lúc, nếu không muốn nói là quá trễ, để Washington bắt đầu làm việc cho những gia đình đó."

Nhà phân tích Stuart Rothenberg nói rằng bà Warren đại diện cho cánh dân túy mỗi ngày một đông bên trong đảng Dân chủ.

"Cánh tả của những người chủ trương dân túy, cấp tiến trong đảng Dân chủ đang phát triển. Những người ủng hộ Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Thị trưởng DeBlasio của New York, phong trào muốn nói nhiều hơn tới bình đẳng và công bằng, nói tới mức lương tối thiểu 15 đến 20 đô la, đó là một thế lực mỗi ngày một tăng bên trong đảng Dân chủ."

Tuy nhiên, đối với những vấn đề như di trú, ông Rothenberg nói rằng đảng Cộng hòa còn chia rẽ nhiều hơn đảng Dân chủ.

"Trong vấn đề này phe Cộng hòa chia rẽ nhiều hơn. Phe Cộng hòa lúc này đang bị hăm dọa bởi cánh bảo thủ nhất trong đảng của họ, những người thuộc phong trào Tea Party, và do đó có lẽ họ sẽ bị qui lỗi nhiều hơn cho những sự bế tắc.'

Trong lúc các toán chuyên viên đang ra sức tân trang mái vòm xinh đẹp của Điện Capitol, một số nhà phân tích nói rằng các lập pháp bên trong điện này cũng có rất nhiều việc phải làm để phục hồi niềm tin của cử tri và tìm ra những mẫu số chung để cùng làm việc với nhau.

Switch mode views: