Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP
- Thứ Hai, 10 tháng Mười Một năm 2014 16:52
- Tác Giả: RFI
Công trình xây dựng một siêu thị và chung cư ở Hà Nội. Gia nhập TPP mang lại nhiều mối lợi nhưng cũng đầy thách thức đối với Việt Nam.
Reuters
Trong hai ngày 10 và 11/11/2014, Bắc Kinh đón tiếp Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ).
Đây cũng sẽ là dịp để lãnh đạo các nước đang tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Dương TPP gặp nhau. Hoa Kỳ và toàn bộ 11 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP ( trong đó có Việt Nam) đều là thành viên của APEC.
Thế nhưng, theo lời đại diện thương mại của Mỹ Michael Froman tuyên bố ngày 31/10/2014, không có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về TPP ngay trong cuộc họp thượng đỉnh APEC kỳ này.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest ngày 03/11/2014 cũng tuyên bố Washington không dự trù sẽ có bước đột phá nào về đàm phán TPP nhân chuyến công du Châu Á của Tổng thống Barack Obama trong tuần này để dự thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, thượng đỉnh nhóm 20 ở Úc và thượng đỉnh Đông Á ở Miến Điện.
Trước đó, trong một cuộc họp kéo dài 3 ngày và kết thúc 27/10/2014 tại Sydney, Úc, Bộ trưởng các nước đàm phán TPP đã không đạt được thỏa thuận nào nhằm kết thúc nhanh chóng đàm phán.
Điều này cho thấy là không dễ gì xóa được những bất đồng còn cản trở con đường tiến tới hình thành một khối tự do mậu dịch chiếm tới 40% tổng sản phẩm nội địa GDP của toàn cầu.
Tuy có đến 12 nước tham gia đàm phán, nhưng chỉ riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới 80% GDP của toàn khối mậu dịch Châu Á - Thái Bình Dương, cho nên thành công của đàm phán tùy thuộc phần lớn vào những thương lượng, mặc cả giữa hai cường quốc kinh tế này.
Ấy là chưa kể đàm phán TTP còn phụ thuộc vào tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ, cụ thể là tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ tuần qua.
Riêng đối với Việt Nam thì gay go nhất có lẽ là đàm phán với Hoa Kỳ. Khi tiếp Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman ngày 21/10/2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã tuyên bố Việt Nam quyết tâm đàm phán thành công với Hoa Kỳ, cho dù có một số vấn đề khó khăn.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh là Hoa Kỳ cũng như các nước tham gia TPP “cần quan tâm đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước để có sự linh hoạt cho nhiều quốc gia thích ứng với những tiêu chuẩn cao khi tham gia TPP”.
Tuyên bố này cho thấy là Hà Nội muốn Washington tỏ ra “linh hoạt” không bắt ép Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ các điều kiện để gia nhập TPP, chẳng hạn như trên vấn đề quyền của người lao động được thành lập công đoàn độc lập, một điều mà chắc chắc mà chính quyền Hà Nội sẽ không bao giờ chấp nhận.
Trong một bài viết trên trang web cá nhân, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ( BTA ) đã lưu ý rằng, trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đưa ra những đòi hỏi cao hơn nhiều so với những hiệp định tự do mậu dịch mà Việt Nam đã ký với các nước khác.
Theo ông Nguyễn Đình Lương, những đòi hỏi đó là tháo gỡ hết mọi rào cản thương mại, tự do hoá tối đa các hoạt động đầu tư, dịch vụ, yêu cầu cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường và cả những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam như bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp Nhà nước, quyền lập hội, v.v…
Ông Nguyễn Đình Lương cho rằng, “không có một hệ thống pháp luật và môi trường kinh hoanh phù hợp với TPP, thì không thể khai thác được lợi thế của TPP”.
Thế mà ở Việt Nam hiện nay, cơ chế “xin-cho” vẫn còn tồn tại khắp nơi, tư duy và cung cách làm ăn của thời bao cấp vẫn còn nặng nề, công cuộc cổ phần hóa thì quá chậm, nạn tham nhũng thì đã trở thành căn bệnh nan y.
Cho nên, ông đề nghị là Việt Nam “ phải dọn nhà cho sạch trước khi vào TPP”.
Tin mới
- Thượng đỉnh ASEAN : Đấu trường mới cho tranh chấp Biển Đông - 12/11/2014 04:46
- Dấu hiệu hòa dịu giữa các cường quốc qua tiếp xúc tay đôi bên lề APEC - 12/11/2014 04:39
- Giáo hội Mormon thừa nhận giáo chủ từng có 40 vợ - 11/11/2014 22:15
- Tập đoàn Mỹ Mondelez kiểm soát công ty bánh kẹo Kinh Đô - 11/11/2014 18:07
- Biển Đông : Tập Cận Bình ca ngợi nền ‘ngoại giao kín đáo’ của Malaysia - 11/11/2014 17:56
- Tổng thống Nga tin tưởng đồng Rúp sẽ sớm ổn định - 10/11/2014 21:40
- Ấn Độ cải tổ nội các - 10/11/2014 21:15
- APEC: Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc mở cửa thị trường - 10/11/2014 21:08
- APEC : Obama và Tập Cận Bình tìm kiếm đồng thuận về "khí hậu" - 10/11/2014 20:31
- Thượng đỉnh đầu tiên giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe - 10/11/2014 20:10
Các tin khác
- APEC: Việt Nam và Trung Quốc tỏ thêm dấu hiệu hòa dịu - 10/11/2014 16:39
- Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất nhiều năm qua - 10/11/2014 06:24
- Đức thả bong bóng thắp sáng kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ - 10/11/2014 06:02
- Kẻ trồng cây ác đã đến mùa thu hoạch! - 10/11/2014 05:52
- Bão từ Alaska đẩy khí lạnh vào lục địa Mỹ - 10/11/2014 01:55
- Đối thoại trực tiếp Mỹ- Iran về hạt nhân tại Oman - 10/11/2014 01:36
- Bộ chỉ huy tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị oanh kích - 10/11/2014 01:26
- Sinh viên Hồng Kông biểu tình trước trụ sở phái bộ Trung Quốc - 10/11/2014 01:17
- Trung-Nhật họp cấp ngoại trưởng để giảm căng thẳng - 10/11/2014 01:08
- Giám đốc tình báo Mỹ đến Bình Nhưỡng đem hai tù nhân về nước - 10/11/2014 00:58