Một năm sau vụ nhà báo RFI bị giết ở Mali, điều tra tiến triển chậm
- Chúa Nhật, 02 tháng Mười Một năm 2014 22:31
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Claude Verlon (đeo kính) và Ghislaine Dupont (áo trắng) tại Kidal, Mali, tháng Bẩy 2013RFI
Hôm nay, 02/11/2014, đài RFI tưởng niệm hai đặc phái viên RFI, Ghislaine Dupont và Claude Verlon, bị sát hại cách nay đúng một năm tại Mali (Châu Phi).
Ngay sau vụ việc, chính quyền Pháp đã cho mở cuộc điều tra, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Hôm thứ Tư 29/10 vừa qua, phát biểu trước Quốc hội Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius nhận định rằng cuộc điều tra về vụ sát hại hai đặc phái viên RFI, đang ở trong một « giai đoạn quyết định » và thủ phạm sẽ bị trừng phạt.
Vào mùa xuân năm ngoái, một cuộc điều tra hình sự đã được mở ra do ba thẩm phán thuộc bộ phận chống khủng bố của Pháp tiến hành.
Tuy nhiên, có thể nói là cho đến lúc này, cuộc điều tra vẫn chưa làm sáng tỏ được nhiều điểm tối, đặc biệt là những lời kể không phù hợp nhau giữa các giới chức chính quyền Pháp, Mali, Liên Hiệp Quốc và cả của các nhà báo, trong đó có các phóng viên RFI đã được biết về cái chết của đồng nghiệp mình ngay cả trước lúc thi thể được phát hiện, và đây chính là một vấn đề.
Ông Christophe Deltombe, luật sư của gia đình Ghislaine Dupont đã nêu bật diễn tiến như sau : « Quân đội Pháp đến trên hiện trường vụ sát hại vào lúc 14:25 giờ địa phương.
Thế nhưng rõ ràng là có người đã biết thông tin về cái chết của họ vào lúc 14 giờ, 14 giờ 05.
Làm sao mà những tin tức về vụ sát hại lại được loan truyền trước khi thi thể nạn nhân được phát giác ? Nhất là khi nơi xẩy ra lại ở trong sa mạc, cách thành phố Kidal 12 km ».
Theo luật sư Deltombe, như vậy có khả năng là thông tin đã được lưu hành giữa những kẻ bắt cóc và những người khác.
Câu hỏi là các thông tin đó đã được nắm bắt bằng phương tiện gì ? « Đó có lẽ là điều bí ẩn nhất của vụ án ».
Phải chăng các thông tin đó được thu thập thông qua nghe lén ?
Một câu hỏi khác : Phải có người đã chứng kiến bằng mắt vụ hạ sát ?
Điều đã chắc chắn là một chiếc máy bay của Liên Hiệp Quốc chở theo một viên tướng đã cất cánh từ sân bay Kidal hầu như vào cùng một thời điểm với lúc các nhà báo RFI bị giết.
Chiếc phi cơ có thể đã bay qua khu vực xẩy ra vụ việc và do đó trực tiếp nhìn thấy thảm kịch. Tuy nhiên, vào lúc này, đó vẫn chỉ là một giả thuyết.
Tin mới
- Du khách đến Việt Nam ít quay trở lại - 04/11/2014 01:56
- Không quân Canada thực hiện phi vụ oanh kích đầu tiên tại Irak - 03/11/2014 20:52
- Pháp và Canada hợp tác chống khủng bố - 03/11/2014 20:41
- Đảng Cộng sản Trung Quốc họp lại đầu tháng 11 để cải tổ kinh tế - 03/11/2014 20:33
- Đài Loan bác bỏ căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc - 03/11/2014 20:15
- Pakistan tăng cường an ninh tại các thành phố lớn sau khủng bố - 03/11/2014 20:06
- Trung Quốc chiêu dụ Indonesia tham gia "Con đường tơ lụa trên biển" - 03/11/2014 16:46
- Trung Quốc phô trương tia laser chống máy bay không người lái - 03/11/2014 16:17
- Nổ bom tự sát tại đồn biên giới Pakistan-Ấn Độ, 45 người chết - 03/11/2014 04:22
- Công lao Tổng thống Ngô Đình Diệm cần được tôn vinh - 03/11/2014 03:49
Các tin khác
- Pháp: Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát - 02/11/2014 22:20
- Thị trưởng Thượng Hải hứa thúc đẩy khu tự do mậu dịch - 02/11/2014 22:12
- Trung Quốc tham nhũng: Thêm nhiều "hổ" bị kỷ luật - 02/11/2014 21:37
- Không quân Mỹ muốn ngừa sự cố với Trung Quốc trên Thái Bình Dương - 02/11/2014 21:30
- Phi cơ Mỹ oanh tạc mở đường cho quân tiếp viện Kurd - 01/11/2014 23:33
- Du lịch không gian : Giấc mơ tan vỡ ? - 01/11/2014 23:06
- Kim Jong Un điều chỉnh phi trường Bình Nhưỡng theo « ý thức hệ xã hội » - 01/11/2014 22:41
- Nam Phi bắt hai người Việt cùng một lượng sừng tê giác kỷ lục - 01/11/2014 16:50
- Trung Quốc thông qua luật chống gián điệp - 01/11/2014 16:42
- Nga, Ukraina, châu Âu : Lối thoát tạm thời cho xung đột khí đốt - 01/11/2014 03:47