Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hồng Kông đồng ý đối thoại với sinh viên nhưng theo điều kiện của Bắc Kinh ?

Hongkong-doithoai

Sinh viên biểu tình đòi dân chủ phong tỏa một con đường tại khu Mongkok, Hồng Kông, ngày 17/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu

Chiều hôm qua 16/10/2014, trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đề nghị đối thoại với phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn (Occupy Central) vào tuần tới. Tuy nhiên phe đối lập tỏ ý nghi ngờ « thiện chí » của Lương Chấn Anh.

Theo phân tích của Asia News, trong vòng hai tuần lễ, phong trào dân chủ chiếm đóng nhiều khu vực tại bán đảo Hồng Kông đòi hỏi bầu cử tự do năm 2017.
Nguyện vọng này đã được Bắc Kinh chấp thuận và hứa hẹn vào năm 2004.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 8 vừa qua, Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc ra quyết định cho Hông Kông bầu lãnh đạo hành pháp năm 2017 theo lối trực tiếp, không qua trung gian đại cử tri, nhưng ứng cử viên phải được Bắc Kinh chấp nhận trước.

Phản ứng của phong trào dân chủ như đã thế hiện trong thời gian qua là bác bỏ hoàn toàn điều kiện của Trung Quốc.
Cùng lúc phong trào đòi lãnh đạo Hồng Kông hiện nay là Lương Chấn Anh, nhân vật có tiếng tham ô và quá lệ thuộc vào Bắc Kinh, phải từ chức.

Lương Chấn Anh không bao giờ dám nói thẳng với chính quyền Trung Quốc một số sự thật dù trên danh nghĩa ông là lãnh đạo Hồng Kông.
Theo Asia News, cụ thể là trong năm qua hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ và 800 ngàn người tham gia trưng cầu dân ý bán chính thức đòi bầu cử ứng cử tự do.

Những sự kiện này không bao giờ được Lương Chấn Anh nêu lên trong các cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh.
Đề nghị đối thoại của lãnh đạo Hồng Kông không tạo được tin tưởng trong công luận.

Sự kiện cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên đàn áp biểu tình một cách thô bạo đã làm dân chúng bất bình và thất vọng .
Một sinh viên trong tổ chức Occupy Central cho rằng nếu Lương Chấn Anh dựa theo « khung quyết định » của Quốc hội Trung Quốc để đàm phán thì chỉ là chuyện « vô ích ».

Tuy nhiên, Hồng Y Trần Nhật Quân, người luôn sát cánh với phong trào sinh viên học sinh, cho rằng sau khi thành công huy động dân chúng chiếm đóng thành phố, đã đến lúc phong trào chuyển sang phương thức đấu tranh khác.


Switch mode views: