« Học giả » Trung Quốc tức tối vì hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông bị vạch trần
- Thứ Hai, 14 tháng Bảy năm 2014 19:13
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Giáo sư Sở Thụ Long (phải) trong một cuộc hội thảo.
DR
Mỹ có thái độ « thiên vị » trên vấn đề Biển Đông. Trên đây là nội dung ý kiến của một giáo sư Trung Quốc được nhật báo Anh ngữ China Daily đăng tải vào hôm nay, 14/07/2014.
Ý kiến này là phản ứng của một học giả Trung Quốc trước các lời cáo buộc Trung Quốc hiếu chiến tại Biển Đông, được hầu hết các chuyên gia nêu lên nhân hai ngày hội thảo (10-11/07) tuần qua về Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington.
« Học giả » này tuy nhiên chỉ lập lại quan điểm chính thống của Bắc Kinh.
Theo tường thuật của tác giả bài báo, thì tại cuộc hội thảo về Biển Đông ở Trung tâm CSIS, các diễn giả ở Mỹ, hay đến từ các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đã « điểm mặt Trung Quốc » về các hành động « khiêu khích », « hung hăng », « bức hiếp » và « làm thay đổi hiện trạng ».
Những cáo buộc này, theo bài báo, đã khiến cho ông Sở Thụ Long (Chu Shulong), một giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cảm thấy khó chịu vì ông cho rằng chính chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, « đặc biệt kể từ bài phát biểu của Ngoại trưởng (Hillary) Clinton tại Hà Nội vào tháng Bảy năm 2010 », đã làm căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Để chứng minh thái độ thiên vị của Mỹ, vị giáo sư Trung Quốc đã nêu bật rằng trong hai ngày hội thảo tại Trung tâm CSIS, không có một quan chức Mỹ nào nói về các hành vi sai trái của các nước khác, ngoại trừ Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng khi Philippines đưa tàu quân sự lớn ra đảo Hoàng Nham (tên Trung Quốc đặt cho bãi Scarborough) ở Biển Đông, Mỹ đã giữ im lặng, cũng như khi Việt Nam thông qua pháp luật (tức là Luật Biển) để đơn phương thay đổi hiện trạng.
Tại cuộc hội thảo, vị giáo sư này nói tiếp chỉ thấy chiếu hình ảnh về các công trình xây dựng do Trung Quốc thực hiện trên các bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông, mà không thấy hình ảnh công trình của các nước khác.
Học giả từ Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh đã mỉa mai Hoa Kỳ là đã phê phán Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trong khi chính mình lại là nước không tham gia nhiều định chế quốc tế, từ Tòa án Hình sự Quốc tế cho đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển…
Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bức hiếp láng giềng, nhưng đối với ông Sở Thụ Long, việc Washington gia tăng sự hiện diện quân sự tại Biển Đông cũng đồng nghĩa với việc đe dọa sử dụng vũ lực hay bức hiếp.
Điểm qua các luận cứ được giáo sư Sở Thụ Long nêu lên, giới phân tích đều thấy rõ đó chỉ là tập hợp các quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Về luận điểm cho rằng chính chính sách của Mỹ, từ bài phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội năm 2010 đã làm cho tình hình căng thẳng, học giả này đã không nói đến một loạt các hành vi trước đó của Trung Quốc, như dùng võ lực thô bạo để đánh chiếm nhiều hòn đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, giết hại hàng chục binh sĩ Việt Nam, sau đó lại cưỡng chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) dưới quyền kiểm soát của Philippines vào năm 1995.
Đó là chưa kể đến các quyết định đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá trên vùng Biển Đông, vốn dĩ là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam hay Philippines, gây sức ép trên các tập đoàn dầu khí quốc tế để họ không làm ăn với Việt Nam hay Philippines…
Danh sách các hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc từ trước lúc Mỹ tiến hành chính sách xoay trục phải nói là rất dài.
Nhưng cốt lõi của vấn đề là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, với tấm bản đồ hình lưỡi bò lần đầu tiên được Trung Quốc chuyển đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, trước cả cái mốc 2010 được ông Sở Thụ Long nêu lên.
Theo giới phân tích quốc tế, chính các hành động hung hăng hẳn lên của Bắc Kinh sau ngày công khai hóa tấm bản đồ đó – nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông – mới là nguyên do làm cho tình hình căng thẳng.
Tuy nhiên, đây là điều không được giáo sư Đại học Thanh Hoa nhắc đến.
Tờ China Daily dẫu sao cũng thừa nhận một thực tế : Lập trường bênh vực Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông rất hiếm hoi khi phải kết luận rằng giáo sư Sở Thụ Long « có lẽ hơi đơn độc trong số các diễn giả tại cuộc hội thảo ở Trung tâm CSIS tuần qua ».
Tin mới
- Đại diện Tổng thống Mỹ tới Hà Nội - 15/07/2014 23:48
- Thượng đỉnh BRICS : Các nước trỗi dậy khẳng định vị thế - 15/07/2014 23:29
- Kiev tố cáo Nga bắn rơi phi cơ quân sự Ukraina - 15/07/2014 23:22
- Ngoại trưởng Anh từ chức - 15/07/2014 23:15
- Tư lệnh Hải quân Mỹ ghé Bắc Kinh đề nghị hợp tác - 15/07/2014 22:30
- Trực thăng Đài Loan gặp tai nạn là do lỗi phi công - 15/07/2014 22:24
- Ấn-Trung hội kiến bên lề thượng đỉnh BRICS để giải quyết tranh chấp biên giới - 15/07/2014 22:20
- Hàn Quốc tái viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên - 15/07/2014 22:14
- Hơn 40.000 dân sơ tán trước trận bão đầu mùa - 15/07/2014 22:07
- Việt Nam, Philippines và Nhật coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất - 15/07/2014 22:02
Các tin khác
- Trung Quốc triệt hạ mạng lưới cá độ bóng đá 2,14 tỉ euro - 14/07/2014 19:05
- Thủ tướng Nhật tiếp tục đề nghị họp thượng đỉnh Trung-Nhật - 14/07/2014 18:57
- Lạm dụng lao động trẻ em: Samsung tạm ngưng hợp tác với Trung Quốc - 14/07/2014 18:51
- Bắc Triều Tiên bắn 100 quả đạn pháo gần biên giới Hàn Quốc - 14/07/2014 18:46
- Trực thăng quân sự chế tạo tại Trung Quốc bị nổ : 2 tướng Cam Bốt tử nạn - 14/07/2014 15:44
- Israel không kích một ngôi đền Hồi Giáo ở Dải Gaza - 14/07/2014 05:22
- Hàng ngàn dân Palestine ở Gaza di tản sau khuyến cáo của Israel - 14/07/2014 03:56
- Tin tặc Trung Quốc tấn công Boeing, lấy tài liệu phi cơ quân sự - 13/07/2014 20:38
- Đội Brazil làm 'tan nát trái tim' dân cá độ Sài Gòn - 13/07/2014 20:10
- Đài Loan dùng phi cơ không người lái thám thính Trung Quốc - 13/07/2014 12:47