Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hà Nội muốn giảm lệ thuộc Trung Quốc, hướng về châu Phi


HÀ NỘI (NV) - Sáng ngày 11 tháng 7, 2014, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội cho hay, nền kinh tế thành phố này sẽ bị ảnh hưởng nếu tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc Trung Quốc.

Hanoi-sieuthi

Siêu thị ở Hà Nội. (Hình: Xmedia.seatimes.com.vn)

Tuyên bố như trên tại cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Ông Thảo nói rằng điều hiển hiện trước mắt cho thấy tính chất lệ thuộc trầm trọng của nền kinh tế Hà Nội, qua con số sụt giảm đáng kể du khách Trung Quốc.

Mức tăng trưởng của nền kinh tế Hà Nội rất thấp 6 tháng qua, qua trị giá hàng xuất cảng thấp. Mặt khác, chỉ số bán lẻ của Hà Nội tăng yếu ớt, khoảng 10%, chỉ bằng một nửa so với cùng thời gian này hồi năm rồi.

Ông Nguyễn Thế Thảo còn than rằng, chỉ số phát triển nền công nghiệp của Hà Nội sụt liên tiếp trong vòng 4 năm trở lại đây.

 Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên, theo ông Thảo, còn vì một số công ty, nhà máy lớn dời cơ sở đến các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc…

Trị giá hàng hoá của Hà Nội bán sang Trung Quốc chỉ còn khoảng 14% tổng kim ngạch xuất cảng, con số thấp kỷ lục từ trước đến nay.

Trong khi đó, theo phúc trình của Tổ chức bất động sản – thương mại CB Richard Ellis của Hoa Kỳ, Hà Nội nằm trong danh sách ba thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm nay.

 Về đặc điểm sôi động của thị trường khu vực, Hà Nội chỉ đứng sau thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc mà thôi.
Còn theo dư luận, Hà Nội là một trong những thành phố của Việt Nam được coi là “sân sau” của các công ty sản xuất và kinh doanh của Trung Quốc.
Người ta ước tính có đến 90% hàng hoá bày bán tại Hà Nội đều là hàng nhập cảng từ Trung Quốc.

Vì vậy mà chính quyền Hà Nội không ngớt lo ngại việc thực hiện chính sách “giảm phụ thuộc kinh tế Trung Quốc” sẽ khiến các chợ Hà Nội không có hàng để bán và các nhà sản xuất nội địa không biết bán hàng đi đâu.

Cũng sáng ngày nói trên, ông Nguyễn Thế Thảo xác nhận chủ trương “tránh phụ thuộc Trung Quốc,” và cho hay sẽ hướng đến thị trường châu Phi. Ông này nói rằng, chính quyền Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Thương mại Hà Nội đến Anglola thiết lập mạng lưới bán lẻ.
Dư luận cho rằng, điều cố gắng trên của Hà Nội có vẻ còn xa vời.

Đáng lo ngại hơn, lâu nay Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ngăn chặn được tỉ lệ gia tốc của tốc độ lạm phát nhờ để cho hàng lậu từ Trung Quốc tuồn vào.

Nếu ngăn chặn nguồn hàng này, vì chủ trương “tránh phụ thuộc Trung Quốc,” người ta e rằng Hà Nội sẽ cạn kiệt nguồn hàng, giá cả hàng hoá sẽ tăng vọt, dẫn đến lạm phát phi mã. (PL)

Switch mode views: