Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Venezuela : Đối thoại bế tắc, khủng hoảng vẫn kéo dài

Venezuela Nicolas Maduro

Tỏng thống Venezuela Nicolas Maduro đến chào lãnh đạo đối lập Henrique Capriles nhưng không tham gia cuộc họp kín 10/04/2014 - REUTERS /Miraflores Palace


Theo AFP, tại Venezuela tối qua, cố gắng nối lại đối thoại giữa chính phủ và đối lập đã không mang kết quả nào mà vẫn chỉ là cuộc tranh cãi thể hiện những bất đồng sâu sắc giữa các bên, trong khi đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế khiến đời sống người dân thêm khó khăn.

Sau hơn hai tháng chống chọi với làn sóng biểu tình phản kháng khiến 41 người thiệt mạng và sau nhiều tuần lễ hoãn đi hoãn lại, cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nicolas Maduro và các lãnh đạo của phe đối lập cũng đã được mở ra hôm 10/04/2014 .

Trái hẳn với các phiên trước vẫn diễn ra công khai trước báo chí, cuộc họp hôm qua được tổ chức kín, Tổng thống Nicolas Manduro và lãnh đạo đối lập chính Henrique Capriles không tham gia.

Các cuộc thảo luận đã vấp phải trở ngại đầu tiên. Chính phủ từ chối ân xá cho những người đối lập bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình vừa qua mặc dù các bên đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp mặc cả nhau.

Đối lập đã cam kết chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực theo yêu cầu của chính phủ.

Các cuộc biểu tình làm chấn động cả đất nước Venezuela bùng phát từ hôm 04/02/2014, tính đến nay ngoài 41 người thiệt mạng đã làm 600 người bị thương, 175 người bị bắt giữ, trong đó có hai thị trưởng và lãnh đạo một đảng đối lập.

Ban đầu các cuộc biểu tình chỉ nhằm đòi chính phủ cải thiện tình trạng mất an ninh đang lan tràn trong khắp đất nước, làn sóng phản kháng chống chính phủ sau đó đã nhanh chóng lan rộng với yêu sách đòi cải thiện đời sống cho người dân.

 Người biểu tình đã biến sự phẫn nộ của họ thành những hành động bạo lực, nhất là khi cảnh sát can thiệp.
Các đảng phái đối lập tiếp tục kêu gọi các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trong cả nước.

Giờ đây, tình hình kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của phong trào phản kháng.
Mặc dù có nguồn dầu mỏ dồi dào, cuộc sống của người dân Venezuela thời kỳ hậu Hugo Chavez ngày càng lâm vào khó khăn, lạm phát hàng năm tăng 57%, kinh tế không tăng trưởng, các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân khan hiếm.

Các kế hoạch của chính phủ nhằm cố gắng cứu vãn nền kinh tế vẫn không thuyết phục được người dân đang hàng ngày nhìn thấy cuộc sống của họ bị bần cùng thêm.


Switch mode views: