Lyon : Biểu tình kêu gọi nhân quyền cho người Tây Tạng
- Thứ Tư, 26 tháng Ba năm 2014 19:47
- Tác Giả: Anh Vũ
Khoảng bốn chục người trong đó có người Tây Tạng và Đài Loan biểu tình hòa bình tại Lyon ngày 26/03/2014.
AFP/JEAN-PHILIPPE KSIAZEK
Mở đầu chuyến thăm chính thức nước Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân cuối buổi chiều hôm qua 25/03/2014 đã đến Lyon, thành phố lớn ở miền nam Pháp.
Bên cạnh cuộc đón tiếp trọng thị của quan chức thành phố và Ngoại trưởng Laurent Fabius, cùng lúc trên quảng trường Saint Jean ở trung tâm thành phố đã diễn ra cuộc biểu tình nhỏ của những nhà hoạt động nhân quyền và nhiều sinh viên châu Á nhằm lưu ý dư luận về thực trạng nhân quyền ở Trung Quốc, một chủ đề mà chính phủ Pháp giữ ý tránh đề cập trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc.
Đặc phái viên RFI tại Lyon Jelena Tomic tường thuật :
" Không khí cuộc biểu tình trên quảng trường Saint-Jean khá vui vẻ. Nhiều thanh niên mà phần đông là các sinh viên châu Á của Đại học Lyon, ngoài ra cũng có các nhà hoạt động.
Họ trương một bức tranh nền tối về tình hình của người Tây Tạng, trong đó có anh Marcel Favel thuộc một Hiệp hội ủng hộ Tây Tạng, năm nay đã đón 15 người đến Grenoble.
Anh nói : « Ở Tây Tạng không có gì thay đổi mà ngược lại. Nạn tuyệt diệt văn hoá tiếp tục diễn ra và người ta thấy rõ là bây giờ người Tây Tạng không thể nói ngôn ngữ của mình và đang kết thúc bằng tự tử ».
Còn Alain Bonora, thuộc hiệp hội « Trợ giúp người tị nạn Tây Tạng » ở Grenoble thì đưa ra lời kêu gọi trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc :
« Chúng tôi muốn nói với Chủ tịch Tập Cận Bình hãy sử dụng vị thế của ông ngày nay để lưu danh trong lịch sử như là một nhà giải phóng Tây Tạng chứ đừng là kẻ áp bức.
Tức là ông hãy để cho người Tây Tạng được tự do bày tỏ tín ngưỡng của họ, sao cho đừng có dồn họ vào đến chân tường đến mức phải hy sinh mạng sống của mình cho ngọn lửa như họ đang làm. Từ hai năm nay đã có 128 người Tây Tạng tự thiêu ».
Tự thiêu là một hình thức phản kháng duy nhất đối với đàn áp, tra tấn và bắt giam vô cớ ...danh sách thực trạng nhân quyền ở Tây Tạng vẫn còn dài.
Nhưng theo các nhà hoạt động, phong trào đấu tranh còn dài lâu, bền bỉ vì những con người bị áp bức.
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-03-2014 - 29/03/2014 22:23
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-03-2014 - 29/03/2014 04:26
- Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ - 29/03/2014 03:32
- Manila thách thức Bắc Kinh, tiếp tục kiện Trung Quốc về Biển Đông - 29/03/2014 03:25
- Phụ nữ Ukraina kêu gọi « cấm vận » tình dục đàn ông Nga - 27/03/2014 19:56
- Bà Timochenko ra ứng cử Tổng thống Ukraina - 27/03/2014 19:48
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-03-2014 - 27/03/2014 19:40
- Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatican - 27/03/2014 16:54
- FBI bắt một nghị sĩ tiểu bang California vì tham nhũng - 26/03/2014 22:53
- Khủng hoảng Ukraina ngự trị thượng đỉnh Mỹ - Châu Âu - 26/03/2014 22:44
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-03-2014 - 26/03/2014 18:32
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-03-2014 - 25/03/2014 23:39
- Ô nhiễm không khí : Hung thần mới của thời đại - 25/03/2014 23:07
- Ukraina cách chức bộ trưởng Quốc phòng - 25/03/2014 23:00
- Việt Nam đình chỉ công tác bốn quan chức bị nghi nhận hối lộ của Nhật - 25/03/2014 18:20
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-03-2014 - 24/03/2014 20:12
- Tư pháp Ai Cập tuyên án tử hình nhắm vào hơn 500 thành viên Huynh đệ Hồi giáo - 24/03/2014 19:31
- Ukraina chi phối Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại La Haye - 24/03/2014 19:25
- Chống trưng thu ruộng đất , một nông dân Trung Quốc bị đốt chết - 24/03/2014 19:08
- Công ty Nhật điều tra về nghi vấn hối lộ quan chức Việt Nam - 24/03/2014 18:36