Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam xét xử «đại án tham nhũng» tại Vinalines

Duong ChiDung

Thông báo đỏ của Interpol lệnh truy nã Dương Chí Dũng (website Interpol)


Hôm nay, 12/12/2013, tòa án thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam cùng 9 bị cáo là quan chức và nhân viên vì tội tham nhũng hàng trăm tỷ đồng.

Vụ án được lãnh đạo Việt Nam cho là một trong những « đại án tham nhũng » này được báo chí chính thức loan tải rộng rãi và chi tiết.

Bị cáo chính của phiên tòa là ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, nắm chức Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines, từ cuối năm 2005 đầu năm 2012.

Sau khi lên làm Cục trưởng Cục hàng hải, tháng 02/2012, ông Dương Chí Dũng bị khởi tố hình sự vì tội « tham ô tài sản » tại công ty sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam và tội « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ».

Nhưng Dương Chí Dũng đã bỏ trốn rồi cuối cùng bị bắt giữ tại Cam Bốt hồi tháng 9 /2012.

Cùng 9 bị cáo ra trước tòa hôm nay, ông Dương Chí Dũng bị buộc tội tham nhũng qua các vụ mua thiết bị cũ hỏng không sử dụng được từ nước ngoài để ăn chia tiền chênh lệch, gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng.

Bản tin của AFP ghi nhận, Việt Nam vẫn bị xếp một trong những nước có tham nhũng nhiều nhất thế giới. Tháng trước một cựu lãnh đạo ngân hàng và đồng phạm đã bị kết án tử hình vì bị kết tội tham nhũng 25 triệu đô la Mỹ.

Trước đó trong năm 2012, chính cựu lãnh đạo Tập đoàn đóng tàu biển Việt Nam Vinashin cũng đã bị tuyên án tới tới 20 năm tù, vì làm thất thóat tài sản, khiến tập đoàn này lâm nợ hơn 4 tỷ đô la và đã phải xóa tên.

Phiên tòa dự kiến kéo dài 3 ngày. Nếu nhận tội theo cáo trạng, Dương Chí Dũng và một số bị cáo khác có thể phải lĩnh án tử hình.

Vụ án tại Vinalines được các lãnh đạo Việt Nam gọi là « đại án tham nhũng » được đưa ra xét xử công khai và được báo chí chính thức thông tin rộng rãi lần này có làm dịu nỗi bức xúc của công luận trong nước về tệ nạn tham nhũng lan tràn ở Việt Nam hay không ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị tại Hà Nội bình luận :

«Tôi nghĩ, đây là một vụ án lớn và khi người ta mang ra xử và báo chí đưa rất là rộng rãi, thì chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với công luận.

Ảnh hưởng thứ nhất là cho thấy có vẻ Nhà nước rất nghiêm minh với chuyện tham nhũng. Nhưng tôi cũng không rõ lắm là tham nhũng ở đây chỉ có tham nhũng ở chỗ ụ nổi hay còn nhiều thứ khác ?

Bởi vì vụ liên quan đến ông Dũng ở Vinalines thì nhiều thứ lắm, chứ không phải là chỉ tham nhũng một vài triệu đô la. Có thể người ta làm rộng rãi lên để cho người dân cũng xì bớt bực tức, tức là sẽ có trừng trị những chuyện tham nhũng. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ vụ này không chỉ là vấn đề tham nhũng.

Tôi nghĩ có thể người ta đưa ra một án rất nặng đối với ông Dũng. Với cái án nặng cũng như việc tuyên truyền khá rầm rộ như thế cũng phần nào để vỗ về dư luận, để cho người dân bớt bức xúc đi.

Nhưng tôi không nghĩ rằng, những việc như thế có giải quyết được những vấn đề bức xúc của công luận hay không, hay chỉ giải quyết được trước mắt một chút, rồi sau đó, những chuyện âm ỉ lại bùng lên.

Thí dụ, với ông này, tội tham nhũng chắc chắn là có rồi, ai cũng nhìn thấy. Nhưng chuyện ông ấy chạy trốn ra sao ? Móc nối đến những cơ quan công quyền, nhất là bên công an như thế nào ?

Tôi nghĩ cái đấy còn bức xúc gấp nhiều lần chuyện tham nhũng, nhưng mà chắc chắn những chuyện đấy sẽ khôgn được nêu ra.

Tư pháp Việt Nam có thể độc lập trong vụ xét xử này ?

Không, tư pháp Việt Nam chưa bao giờ độc lập và trong vụ án này chắc chắn ... càng không thể độc lập được » .


Switch mode views: