Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ấn Độ: Tên lửa đẩy vệ tinh thăm dò Sao Hỏa rời quỹ đạo trái đất

Mars Orbiter Mission

Bản vẽ minh họa vệ tinh thăm dò quỹ đạo Sao Hỏa - Mangalyaan - wikipedia.org


Cơ quan nghiên cứu không gian Ấn Độ, ngày hôm nay, 01/12/2013, thông báo, sau gần một tháng bay vòng quanh trái đất, tên lửa Ấn Độ mang theo vệ tinh thăm dò quỹ đạo Sao Hỏa, đã rời khỏi quỹ đạo trái đất và bắt đầu hành trình tiến tới Sao Hỏa.

Theo kế hoạch, hành trình tới quỹ đạo Sao Hỏa kéo dài khoảng 10 tháng.

Vệ tinh Mangalyaan được gắn các máy đo, có nhiệm vụ đo lường sự hiện diện của khí methane trong khí quyển Sao Hỏa, để củng cố giả thuyết có một hình thái của sự sống vốn đã tồn tại trên Sao Hỏa trước đây.

Tên lửa của Ấn Độ có tốc độ 32 km mỗi giây, quá yếu để có thể đưa vệ tinh tới quỹ đạo Sao Hỏa.
 Do vậy, các chuyên gia Ấn Độ đã cho tên lửa bay vòng quanh trái đất khoảng một tháng, tạo đà, tăng tốc, thoát ra khỏi sức hút của trái đất.

Chương trình thám hiểm Sao Hỏa của Ấn Độ khởi động từ năm 2012 và chỉ tốn kém khoảng 55 triệu euro.
 Các chuyên gia Ấn Độ rất tự hào vì họ đã tự thiết kế, chế tạo vệ tinh, tên lửa. Ấn Độ có tham vọng là nước Châu Á đầu tiên thực hiện thành công việc thăm dò Sao Hỏa.

Nhiều quốc gia đã tiến hành thăm dò Sao Hỏa như Hoa Kỳ, Nga, trong khi Nhật và Trung Quốc đã thất bại.

Ấn Độ cũng đã chịu nhiều thất bại trong lĩnh vực nghiên cứu không gian, trong đó có vụ nổ tên lửa đẩy năm 2010 hoặc vụ mất liên lạc với vệ tinh Chandrayaan năm 2009.


Switch mode views: