Kiểm soát thủy điện tại Việt Nam : Chính quyền bất lực
- Thứ Sáu, 22 tháng Mười Một năm 2013 21:58
- Tác Giả: Trọng Thành
Lũ lụt tiếp tục hoành hành tại miền trung Việt Nam
Reuters
Trong một phát biểu ngày hôm qua, 21/11/2013, tại Quốc hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận thực trạng yếu kém của việc quản lý thủy điện, đặc biệt là các đập thủy điện ở miền trung, gây thiệt hại nhân mạng và tài sản rất lớn trong mùa mưa lũ.
Trận lũ lịch sử ở miền trung vào giữa tháng 11, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng. Dư luận nghi ngờ các đập thủy điện có phần trách nhiệm lớn trong nhiều trường hợp xả nước gây chết người.
Từ Đà Nẵng, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, một chuyên gia về thủy lợi, thủy điện, cho RFI biết các suy nghĩ của ông.
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng : Chính phủ cần phải có một quyết tâm qua hơn nữa trong việc mời các xí nghiệp cũng như địa phương, để chúng ta bố trí thêm các trạm thủy văn đầu nguồn, để chúng ta dự báo lưu lượng đến hồ cho chính xác.
Đồng thời trong mùa mưa lũ chúng ta phải có đại diện giám sát của nhân dân. Rồi các chỗ nước chảy vào hồ, phải có các camera, cộng với giám sát của nhân dân ở những nơi người ta xả lũ, tràn xả lũ, thì như thế các thủy điện không bao giờ người ta dám xả sai quy trình hết.
Còn việc xây dựng các quy trình thì rất dễ dàng, các nhà khoa học Việt Nam xây dựng được không có khó khăn gì.
RFI : Xin Giáo sư cho biết nhận định về phản ứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận trước Quốc hội trách nhiệm của chính phủ trong tình trạng các đập thủy điện, thủy lợi gây hại ?
GS Nguyễn Thế Hùng : Chuyện này là trách nhiệm của chính phủ. Năm nào cũng lũ lụt gây thiệt hại nhiều sinh mạng và tốn tiền hàng tỷ, tỷ.
Rồi vấn đề chặt phá rừng. Không phải chỉ có thủy điện người ta mới chặt phá, mà bình thường không có thủy điện người ta vẫn chặt phá.
Cái Nhà nước này như cái Nhà nước chết, nghĩa là ‘‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’’. Không có một quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước.
Những gì mà Nhân dân người ta phản ánh lên thì Nhà nước phải lắng nghe, và phải đáp ứng những gì chính đáng của nguyện vọng Nhân dân, thì phải chăm lo. Chứ năm nào cũng nói là lũ lụt.
Mà cái chuyện để chúng ta ứng phó, chẳng hạn bố trí các trạm thủy văn, rồi bố trí các đại diện của Nhân dân, rồi các camera quan sát ghi nhận các dòng chảy về hồ thì không có. Rồi việc bảo vệ rừng….
Cứ nói tới, nói lui, tôi nghĩ là năm tới mưa rồi cũng sẽ tiếp tục như thế.
RFI : Giáo sư nghĩ thế nào về nhận định của Phó Thủ tướng phụ trách thủy điện, ông Hoàng Trung Hải, rằng trong đợt lũ mới nhất tại miền trung, không phát hiện thấy đập thủy điện nào xả nước sai quy trình ?
Trong thực tế hiện nay, chính quyền - trung ương và địa phương - có kiểm tra được việc xả nước hay không ?
GS Nguyễn Thế Hùng : Về thủy điện, phải biết lưu lượng vào hồ, lưu lượng chảy ra, phải biết mực nước hồ, thì bắt đầu mới biết (việc đập thủy điện) xả lũ lớn hơn hay không. Chứ còn tình trạng thiếu số liệu đầu vào như thế, thì địa phương làm sao họ đánh giá được.
Thứ hai là chuyện địa phương của mình có phải là đại diện của địa phương hay không ?
Chính quyền bây giờ nhiều chỗ bị các nhóm lợi ích lobby (chi phối) thì sao ? Cứ nói như thế mà nói hoài, suốt năm nay qua năm khác.
Thứ nhất là phải đầy đủ dữ liệu. Mà muốn như thế Nhà nước phải có biện pháp mạnh, để xây dựng các trạm thủy văn, cũng như bố trí những người thực sự đại diện của Dân làm việc giám sát.
Và quyền chính trị của họ phải bất khả xâm phạm. Một trong những nguyên tắc là tôi muốn nói được, thì phải bảo đảm sinh mạng chính trị của tôi. Chứ còn người ta không được đảm bảo sinh mạng chính trị, không được đảm bảo đời sống, mà cứ nói chuyện thế này thế khác.
Nói một chuyện không thể nào chấp nhận được, mà cứ nói hoài như vậy, hết năm nào qua năm khác thì rất là khó nghe.
RFI: Xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Thế Hùng.
Tin mới
- Luật sư đoàn Pháp kiến nghị trả tự do cho Lê Quốc Quân - 24/11/2013 20:43
- Dân Pakistan biểu tình chặn đường tiếp vận NATO - 24/11/2013 04:19
- Mỹ thông báo chiến lược quân sự tại Bắc Cực - 24/11/2013 04:00
- Trung Quốc lập vùng phòng không bao gồm các đảo tranh chấp với Nhật - 23/11/2013 16:25
- Hoạt động tấn công mạng của Bắc Triều Tiên xuất phát từ TQ - 22/11/2013 23:50
- Samsung đền Apple $290 triệu vụ kiện bằng sáng chế - 22/11/2013 23:37
- Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính qua đời, thọ 87 tuổi - 22/11/2013 23:28
- Hồng Kông lo ngại Bắc Kinh bóp nghẹt cuộc bầu cử 2017 - 22/11/2013 22:29
- Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng thả một cựu chiến binh Hoa Kỳ - 22/11/2013 22:13
- Thiên tai: Quân đội Nhật quay lại Philippines 70 năm sau Đệ nhị Thế chiến - 22/11/2013 22:05
Các tin khác
- Việt Nam - Ấn Độ ký hiệp định mở rộng thăm dò dầu khí ở Biển Đông - 21/11/2013 20:15
- Bắt 2 nghi can quịt nợ tiền tỉ, bỏ trốn sang Mỹ - 20/11/2013 22:04
- Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác - 20/11/2013 21:47
- Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng - 20/11/2013 16:33
- Lebanon: Nổ bom tự sát trước tòa đại sứ Iran, 23 người chết - 20/11/2013 01:38
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày19-11-2013 - 20/11/2013 00:15
- Cúp thế giới 2014 : Thiệt hại kinh tế nếu đội tuyển Pháp bị loại - 19/11/2013 23:37
- Nổ bom gây rối loạn bầu cử Quốc hội Nepal - 19/11/2013 23:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày18-11-2013 - 18/11/2013 22:20
- Hội chợ Hàng không Dubai : 200 tỷ đô la đơn đặt hàng trong ngày đầu - 18/11/2013 22:06