Kinh tế VN 'vỡ ổn định vĩ mô 5 năm qua'
- Thứ Năm, 26 tháng Chín năm 2013 22:17
- Tác Giả: BBC
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói Chính phủ Việt Nam đã né tránh nói về nguyên nhân chủ quan là sai lầm trong điều hành khiến kinh tế gặp khó khăn.
Bình luận của ông được đưa ra tại Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9/2013 tại Hà Nội, nơi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự.
Một trong những câu hỏi được ông Phúc đưa ra tại đây là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại ra khỏi khủng hoảng kinh tế chậm hơn các nước trong khu vực?
“Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta.
"Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan? Nguyên nhân chủ yếu là đã để vỡ ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay”, ông Khoan được Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời.
Báo này cho biết ông Khoan cũng nói về "những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành".
"Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ông Vũ Khoan nói.
Phân tích gia Daniel Martin từ Capital Economics, công ty nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, cũng chia sẻ quan điểm này.
Trả lời phỏng vấn với BBC ông nói "Một trong những điểm đáng lưu ý đối với Việt Nam là Việt Nam không thể đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu gây ra tăng trưởng chậm tại nước này. Phần lớn các nước châu Á tăng trưởng chậm vì xuất khẩu bị chững lại đáng kể.
"Nhưng tại Việt Nam thì xuất khẩu lại khá tốt. Vấn đề là ở chỗ Việt Nam bị khủng hoảng trong khu vực ngân hàng. Trong nhiều năm các ngân hàng đã cho vay nhiều để thúc đẩy nền kinh tế nhưng đồng thời cũng để lại hậu quả hết sức tồi tệ. Và nay cho vay ít đi có nghĩa là sẽ kéo tăng trưởng chậm lại".
Ông Martin cũng nhận xét rằng "việc chính phủ hạ lãi suất không dẫn tới việc ngân hàng cho vay nhiều hơn vì ngân hàng gặp khủng hoảng. Khi ngân hàng bị khủng hoảng thì họ sẽ ít cho vay hơn.
"Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp mà đa số là doanh nghiệp nhà nước đi vay không trả được nên có hạ lãi suất thì cũng không tạo đà tăng tín dụng được".
'Giai đoạn nhạy cảm'
Trong khi đó Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, được dẫn lời nói tại hội thảo kể trên rằng “Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm”.
Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC vào ngày 25/09 rằng Việt Nam hiện đang tham gia đàm phám một loạt các hiệp định thương mại (TPP, FTA với EU...) nên rất nhiều việc phải làm.
"Việt Nam đang trong giai đoạn sửa đổi về hiến pháp và thay đổi, cải cách quan trọng trong lúc nguồn lực còn hạn chế mà mục tiêu đề ra nhiều nên câu chuyện có những cái phức tạp"
Vào hôm thứ Tư, 25/09, Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục bốn ngày đàm phán tại Washington về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hãng Kyodo News vào hôm 14/09 đưa tin Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được những bước cơ bản nhằm xóa bỏ rào cản để đi tới đạt thỏa thuận tại phiên đàm phán cấp bộ trưởng hai nước ở Brunei vào cuối tháng Tám.
Tuy nhiên theo một nhà quan sát muốn ẩn danh thì dường như thông tin của Kyodo News đưa rằng 'Washington đồng ý tăng nhiều số lượng hàng dệt may Việt Nam được miễn thuế theo khuôn khổ "đặc cách", và rằng để đổi lại Việt Nam cam kết thực hiện cải nhằm đối xử công bằng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân nước ngoài sau giai đoạn 5 năm chuyển tiếp' là không chính xác.
"Không có thỏa thuận thực sự nào đạt được khi Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ Mike Froman tới Brunei tháng trước", người này cho BBC biết vào ngày 25/09.
Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC rằng "Về tổng thế, hiệp định TPP phù hợp với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam để làm sao so hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tạo môi trường cạnh tranh cho bình đẳng hơn".
Trong nỗ lực bảo hộ ngành dệt may nội địa, Hoa Kỳ trước đó quả quyết rằng tất cả các sản phẩm may mặc đều phải dùng vải và sợi từ các nước thành viên TPP, tức là từ chối miễn thuế cho các sản phẩm dùng vải sợi nhập từ các nước không tham gia TPP như Trung Quốc.
Phân tích gia Daniel Martin từ Capital Economics nói với BBC rằng "một phần của những thành công trong xuất khẩu là từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia xuất khẩu rất nhiều.
"Chỉ vì Việt Nam tham gia vào các hiệp định mậu dịch tự do không có nghĩa là các thỏa thuận đó sẽ đổi tình hình nhiều," ông Martin nói với BBC
Tin mới
- Syria : Nga tăng cường hải quân ở đông Địa Trung Hải - 30/09/2013 02:31
- Cư dân mạng bất bình vì bình hoa khổng lồ trước Thiên An Môn - 30/09/2013 01:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-09-2013 - 30/09/2013 00:25
- Vatican bổ nhiệm phó tổng giám mục kế vị Sài Gòn - 29/09/2013 04:36
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-09-2013 - 29/09/2013 01:06
- Điện đàm lịch sử giữa hai tổng thống Mỹ và Iran - 29/09/2013 00:05
- Tại sao Giáo phận Vinh - Tại sao Đức Cha Hợp? - 27/09/2013 22:46
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-09-2013 - 27/09/2013 22:34
- Quốc hội Mỹ khởi sự công cuộc cải tổ ngành tình báo - 27/09/2013 21:58
- Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ - 27/09/2013 20:24
Các tin khác
- Mười dân biểu Mỹ kêu gọi thả luật sư Lê Quốc Quân - 26/09/2013 22:01
- Các tiến bộ nhỏ tại Liên Hiệp Quốc về kho vũ khí hóa học Syria - 26/09/2013 21:55
- Trung Quốc : Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai - 26/09/2013 21:41
- Pháp kêu gọi thành viên thường trực HĐBA bỏ quyền phủ quyết nếu có thảm sát - 25/09/2013 15:56
- Đài Loan tiếp nhận phi cơ săn tầu ngầm đầu tiên do Mỹ cấp - 25/09/2013 15:53
- Thẩm tra tài sản sĩ quan Trung Quốc trước khi thăng cấp - 25/09/2013 15:22
- Tổng thống Mỹ đòi có một nghị quyết cứng rắn về Syria - 25/09/2013 15:15
- Vị Giáo Hoàng Tuyệt Vời - 25/09/2013 15:05
- Các giáo phận, linh mục và Đức cha Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiệp thông cùng giáo xứ Mỹ Yên - 25/09/2013 14:22
- Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á: Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông ? - 25/09/2013 00:29