Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Diễn đàn ARF : ASEAN kêu gọi đàm phán để tránh xung đột trên Biển Đông

BRUNEI ARF


Diễn đàn ARF tại Brunei. Ảnh ngày 02/07/2013
Reuters



Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra ngày 02/07/2013 tại Brunei, với sự tham gia của 26 Ngoại trưởng Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu.

Một trong hai hồ sơ chính của diễn đàn lần này là Biển Đông, đặc biệt sau khi Philippines cáo buộc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại các vùng tranh chấp, đe dọa đến hòa bình khu vực.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết là tại Diễn đàn khu vực ASEAN hôm nay, toàn bộ các bộ trưởng đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của đàm phán tránh để xảy ra xung đột trên Biển Đông.

Các nước ASEAN hiện đang thúc giục Bắc Kinh đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột do tranh chấp chủ quyền lãnh hải.

Ngày 30/06/2013 tại Brunei, Trung Quốc đã tuyên bố đồng ý bắt đầu thảo luận về bộ quy tắc này. Nhưng một quan chức cao cấp của Mỹ cho rằng đây thật ra chỉ là cách để Bắc Kinh tránh bị chỉ trích.

Hồ sơ thứ hai bao trùm diễn đàn ARF lần này là Bắc Triều Tiên.
Tại Brunei các Ngoại trưởng tham dự diễn đàn đã kêu gọi Bình Nhưỡng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân và chấm dứt những hành động khiêu khích.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật cho biết là trong các cuộc họp kín, nhiều nước đã ra tuyên bố chỉ trích “những hành động khiêu khích” gần đây của Bắc Triều Tiên và đòi phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Nhưng tại diễn đàn, Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã phản pháo, gọi Hoa Kỳ là “kẻ khiêu khích thật sự” và tuyên bố Bình Nhưỡng chỉ ngừng các chương trình vũ khí hạt nhân khi nào Washington từ bỏ lập trường “thù địch”.

Hôm qua, 01/07/2013, sau khi hội đàm với các đồng nhiệm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định bốn quốc gia này có lập trường thống nhất trên vấn đề Bắc Triều Tiên.


Switch mode views: