Biển Đông : Malaysia chống chiến thuật « chia rẽ Đông Nam Á » của Bắc Kinh
- Chúa Nhật, 19 tháng Năm năm 2019 18:31
- Tác Giả: Tú Anh
Thủ tướng Malaysia Mahathir (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 20/08/2018.
Reuters
Sau Philippines, Malaysia là mục tiêu thứ hai của Trung Quốc trong chiến thuật bẻ gãy từng thành viên Đông Nam Á để thống trị Biển Đông.
Nhưng Mahathir không phải là Duterte. Theo South China Morning Post hôm 18/05/2019, Kuala Lumpur từ chối đàm phán song phương với Bắc Kinh.
Phát biểu trên đài phát thanh độc lập Malaysia BFM 89.9 hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Saifuddin Abdulla cho biết sẽ không có chuyện đàm phán song phương với Trung Quốc.
Theo ông, xung khắc chủ quyền tại Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ đàm phán đa phương, và Trung Quốc phải đàm phán với 10 nước ASEAN.
Theo các nguồn tin riêng của South China Morning Post , « Bắc Kinh đã gợi ý với Kuala Lumpur thành lập một cơ chế tham khảo song phương » để hai bên thảo luận « riêng với nhau » những tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Nhưng Ngoại trưởng Malaysia bác bỏ ý kiến này.
Ông giải thích : Đó là chiến thuật của Bắc Kinh đàm phán riêng với từng nước nhỏ ở Đông Nam Á theo kiểu lấy thịt đè người để rồi khi họp chung lại, ASEAN bị phân hóa lập trường, không thảo luận chung được, cuối cùng chỉ thụ động thông qua theo ý Trung Quốc.
Bắc Kinh muốn áp dụng chiến thuật « chia để trị » với Kuala Lumpur nhằm vô hiệu hóa Malaysia, như đã thành công trong việc trói tay Philippines của tổng thống Duterte trong hồ sơ Biển Đông.
Philippines bỏ qua một bên chiến thắng trên mặt luật pháp quốc tế, đánh đổi chủ quyền quốc gia để được tài trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, South China Morning Post nhắc lại.
Tuy nhiên, Trung Quốc đụng phải lập trường cứng rắn của Kuala Lumpur từ khi thay đổi đa số cầm quyền.
Thời thế cũng thuận lợi hơn cho các nước Đông Nam Á.
Được South China Morning Post đặt câu hỏi, chuyên gia Trung Quốc Trương Minh Lượng, đại học Tế Nam, phân tích : Chiến tranh thương mại với Mỹ buộc Trung Quốc tìm cách tạo thế bình ổn với các nước láng giềng, nhưng chiến thuật « chia để trị » có khả năng đụng phải sự đề kháng của Malaysia.
Với sự lãnh đạo của thủ tướng Mahathir, Kuala Lumpur thấy rõ tình hình sáng sủa hơn và lợi thế của Malaysia so với Trung Quốc.
Do vậy, không có lý do để thảo luận riêng với Bắc Kinh.
Tin mới
- Iran thông báo tăng cường làm giàu chất uranium - 21/05/2019 16:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-5-2019 - 21/05/2019 15:57
- Những điều cần biết về bầu cử Nghị viện Châu Âu - 21/05/2019 14:23
- Google ngừng cung cấp dịch vụ phần mềm cho Hoa Vi - 20/05/2019 18:32
- Việt Nam và Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc - 20/05/2019 18:21
- Thảm sát Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn - 20/05/2019 17:52
- Cam Bốt : Ngày tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ - 20/05/2019 17:30
- Ukraina : Tổng thống tân cử nhậm chức và giải tán Quốc Hội - 20/05/2019 17:05
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 20-5-2019 - 20/05/2019 16:54
- Biển Đông : Tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển gần Scarborough - 20/05/2019 16:08
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-5-2019 - 18/05/2019 23:14
- Làm gián điệp cho Trung Quốc, cựu nhân viên CIA lĩnh án 20 năm tù - 18/05/2019 19:05
- Quân đội Iran đe dọa đánh chìm chiến hạm Mỹ, gây thêm căng thẳng - 18/05/2019 18:47
- Nữ sinh Trung Quốc bán noãn trứng để sống - 18/05/2019 14:25
- Thương mại : Donald Trump hoãn chiến với các đồng minh - 18/05/2019 14:07
- Đài Loan công nhận hôn nhân đồng tính - 18/05/2019 00:40
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-5-2019 - 17/05/2019 22:47
- Việt Nam: Sau ‘‘đột quỵ’’, Nguyễn Phú Trọng càng ''độc đoán'' hơn ? - 17/05/2019 18:53
- Mỹ - Trung Quốc : Donald Trump ký sắc lệnh "cấm cửa" Hoa Vi - 16/05/2019 22:46
- Đọ sức Mỹ-Trung: Từ thương mại đến công nghệ và chiến lược - 16/05/2019 22:17