Hoãn ngày Brexit, châu Âu đặt điều kiện
- Thứ Năm, 21 tháng Ba năm 2019 21:37
- Tác Giả: Thanh Hà
Những người chống Brexit biểu tình phản đối bên ngoài trụ sở Nghị Viện Anh tại Luân Đôn, ngày 14/03/2019.
REUTERS/Henry Nicholls
Chấp thuận cho hoãn hay không và dời đến khi nào ngày vương quốc Anh chia tay với Liên Hiệp Châu Âu ?
Đó là hai câu hỏi chính được thảo luận tại thượng đỉnh Bruxelles trong hai ngày 21 và 22/03/2019.
Còn tại Luân Đôn thủ tướng Theresa May đang chịu áp lực ngày càng lớn của công luận Anh.
Chiều nay, lãnh đạo 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles để quyết định về hồ sơ Brexit.
Thủ tướng Theresa May muốn ngày 30/06/2019 là hạn chót để nước Anh ra khỏi Liên Âu thay vì 29/03/2019 như đã dự tính ban đầu.
Ủy Ban Châu Âu trước mắt cho rằng thời hạn nói trên không thể vượt quá ngày 23/05/2019 tức là ba ngày trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu.
Nhưng kèm theo đó, Bruxelles đòi Nghị Viện Anh phải thông qua thỏa thuận mà thủ tướng Theresa May đã đạt được với 27 thành viên còn lại trong Liên Âu.
Thỏa thuận này đã hai lần bị Westminster bác bỏ trong hai cuộc biểu quyết ngày 15/01 và 12/03/2019.
Quyết định về số phận Brexit phải được tất cả các thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu – 27 nước, trừ Anh Quốc, đồng thuận.
Vài giờ trước khi thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu khai mạc, ngoại trưởng Đức Heiko Maas để ngỏ khả năng chấp thuận yêu cầu của Luân Đôn hoãn lại một vài tuần lễ ngày « ly dị » với Bruxelles, với hy vọng quyết định này cho phép nước Anh ra đi một cách thanh thản và có « tổ chức ».
Pháp có vẻ thận trọng hơn. Điện Elysée tối 20/03/2019 cho biết tổng thống Emmanuel Macron có thể dùng quyền phủ quyết nếu Paris đánh giá những điều kiện để Nghị Viện Anh thông qua thỏa thuận « chia tay » là « chưa đủ ».
Tuy nhiên, theo giới quan sát, có nhiều khả năng yêu cầu hoãn ngày chia tay của Anh sẽ được Liên Hiệp Châu Âu chấp thuận vì không một quốc gia nào muốn bị mang tiếng là đã đẩy Liên Âu vào tình thế hỗn loạn vì kịch bản "Hard Brexit".
Câu hỏi còn lại là Bruxelles sẽ cho Luân Đôn bao nhiêu thời gian để ra khỏi Liên Âu.
Cột mốc quan trọng đó sẽ được ấn định vào tháng 5 tới đây, trước khi Liên Âu bầu lại Nghị Viện, hay sẽ được dời đến cuối tháng 6 như mong đợi của bà Theresa May ?
Tại Luân Đôn, cả nữ thủ tướng Anh lẫn Nghị Viện hiện nay đều trong thế khó xử trước ba kịch bản :
một là Brexit vào ngày 29/03 và không có thỏa thuận nào với Liên Âu;
hai là Nghị Viện Anh phải chấp nhận bản thỏa thuận với Liên Âu mà thủ tướng May đưa ra và như vậy, Brexit sẽ diễn ra một cách trình tự và bài bản;
và kịch bản cuối cùng là Anh vẫn ở trong Liên Âu, không có Brexit nữa.
Trong bối cảnh đang rối ren hiện nay, áp lực nhắm vào các nghị sĩ Anh đang gia tăng theo như phóng sự của thông tín viên Béatrice Leveillé từ Luân Đôn :« Không chỉ có người Anh chống đối Brexit trước trụ sở Nghị Viện ở Westminster, mà ngay cả nhiều công dân châu Âu cũng đã nhập cuộc.
Marie, một người Ý sống tại Luân Đôn từ 40 năm nay cho biết : Đối với những công dân châu Âu đang sinh sống tại vương quốc Anh, đây thật sự là một sự phản bội.
Cứ như thể họ muốn đuổi chúng tôi đi nhưng một cách đường đường chính chính để chỉ còn lại những người Anh trên đất Anh mà thôi. Thật là tồi tệ.
Chris hãnh diện khoác lá cờ Ailen lên người giữa một rừng cờ châu Âu trước Westminster. Anh nói :
với Brexit, đất nước tôi sẽ phá sản và Bắc AiLen đang hãi hùng trước nguy cơ bạo động lại bùng lên.
Kịch bản này đã bắt đầu xảy ra, nhất là ở đường biên giới và có cả những băng đảng hoạt động tại khu vực này.
Đến Thứ Bảy tới đây, tất cả những người Ailen sống tại Luân Đôn và rất nhiều công dân châu Âu sẽ tham gia cuộc tuần hành đòi tổ chức lại một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit. »
Tin mới
- Bầu cử Thái Lan: Lá phiếu sinh viên cho đảng Tương Lai Mới - 23/03/2019 18:38
- Khối Pháp Ngữ: Khoa học chiếc phao cứu hộ cho tiếng Pháp ở Việt Nam? - 23/03/2019 17:48
- Áo Vàng Pháp: Biểu tình bị hạn chế, quân đội được triển khai - 23/03/2019 17:31
- Ý mở rộng cửa đón Trung Quốc bất chấp cản lực từ Mỹ và Liên Âu - 23/03/2019 00:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22 -3-2019 - 22/03/2019 23:50
- Tổng thống Mỹ công nhận chủ quyền của Israel ở cao nguyên Golan - 22/03/2019 19:19
- Tập Cận Bình gây chia rẽ chính phủ Ý với dự án Con đường Tơ lụa mới - 22/03/2019 15:29
- Hai cựu quan chức cao cấp Philippines kiện Tập Cận Bình ra trước tòa án quốc tế - 21/03/2019 22:50
- Hoa Vi : Chiến thuật phản công để thủ của Trung Quốc - 21/03/2019 22:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21 -3-2019 - 21/03/2019 22:22
Các tin khác
- NATO còn có ích gì hay không ? - 21/03/2019 21:26
- Tai nạn Boeing 737 MAX : FAA bị triệu ra điều trần trước Nghị Viện Mỹ - 21/03/2019 15:44
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu - 21/03/2019 14:30
- Việt Nam khởi công đường đua xe tốc độ Công thức 1 tại Hà Nội - 20/03/2019 18:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 20 -3-2019 - 20/03/2019 18:32
- Đất chật người đông, Hồng Kông xây đảo nhân tạo 80 tỉ đô - 20/03/2019 17:07
- Mỹ: Chất diệt cỏ Roundup của Monsanto gây ung thư - 20/03/2019 16:35
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19 -3-2019 - 20/03/2019 04:47
- Mỹ đón “Trump nhiệt đới” tại Nhà Trắng - 20/03/2019 04:14
- Ba mối họa từ dầu lửa - 19/03/2019 16:27