Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Syria : Nhà Trắng khẳng định ''vẫn muốn rút quân sớm''

usa-trump-syria 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về Syria tại Nhà Trắng, ngày 13/04/2018.
REUTERS/Yuri Gripas

Mỹ không bỏ ý định triệt thoái lực lượng tại Syria càng sớm càng tốt và sẽ ban hành thêm các biện pháp trừng phạt Nga.

Trên đây là hai thông điệp của Washington, 48 giờ sau đợt oanh kích trả đũa Syria hôm thứ Bảy.

Trong cuộc họp báo chiều Chủ Nhật, 15/04/2018, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết « nhiệm vụ của Mỹ tại Syria không đổi, tổng thống muốn lực lượng Mỹ hồi hương càng sớm càng tốt ».

Phát ngôn viên Sarah Sanders giải thích thêm : Mỹ quyết tâm tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và tạo điều kiện không để Daech trở lại.
Đổi lại, các nước « đồng minh và đối tác phải đảm nhận thêm trách nhiệm quân sự lẫn tài chính ».

Thông điệp có qua có lại này nhằm trả lời một lời tuyên bố của đồng minh Pháp.
Trong cuộc phỏng vấn tại Paris, tổng thống Emmanuel Macron cho biết đã thuyết phục được tổng thống Donald Trump « đổi ý, để quân ở lại Syria lâu dài ».

Thông điệp thứ hai nhắm vào Matxcơva. Theo đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, ngày thứ Hai 16/04/2018, chính phủ Mỹ sẽ công bố một loạt biện pháp mới trừng phạt các xí nghiệp Nga có quan hệ với vũ khí hóa học của Syria.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier phân tích :

« Cuối tháng Ba, Donald Trump thông báo ý định triệt thoái lực lượng Mỹ tại Syria.
Mười lăm ngày sau, tổng thống Mỹ ra lệnh tiến hành một đợt oanh kích quan trọng nhất kể từ khi xảy ra chiến tranh tại Syria.

Quyết tâm co cụm của chủ nhân Nhà Trắng đã đụng phải làn ranh đỏ do chính Donald Trump vạch ra : đó là không thể để chính quyền Damas sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân. Nhưng nguyên nhân tiềm ẩn rất có thể là vì vai trò của Nga.

Bởi vì Washington không coi Damas là thủ phạm duy nhất. Matxcơva lẽ ra đã phải kiềm hãm chế độ Bachar al Assad, nhưng đã không làm được hoặc không muốn làm ?
Biết đâu chính Nga đã tiếp tay với chính quyền Syria thi hành thủ đoạn thảm khốc này ?
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikky Haley đã hàm ý như thế hôm Chủ Nhật.

Khi lưu ý là đã có khoảng 30 vụ tấn công bằng vũ khí hóa học trong một năm qua, đại sứ Nikky Haley thông báo một số biện pháp mới chống Matxcơva :
 ''Nhiều biện pháp trừng phạt mới sẽ được ban hành, bộ trưởng Tài Chính Mnuchin sẽ loan báo vào thứ Hai (16/04).

Các biện pháp trừng phạt này nhắm trực tiếp vào tất cả những công ty có liên quan đến Bachar al Assad và sử dụng vũ khí hóa học. Do vậy, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ cảm thấy tác động, sẽ thấy Hoa Kỳ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ. Hy vọng rằng thông điệp này sẽ được lắng nghe''.
Matxcơva vừa trợ lực cho Assad trên chiến trường, vừa bảo vệ ông ta tại Liên Hiệp Quốc.

Thái độ của Nga, liên tục dùng quyền phủ quyết để ngăn chận các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, làm Hoa Kỳ phẫn nộ.
Nhưng Washington khẳng định cuộc không kích hôm Chủ Nhật chỉ là phản ứng trả đũa chế độ Syria dùng vũ khí hóa học. Hoa Kỳ không dấn thân sâu hơn vào cuộc chiến.

Vào năm 2013, nước Nga đã lợi dụng cơ hội Mỹ co cụm để phát huy ảnh hưởng để giờ đây trở thành tác nhân số một ở Syria.

Vận động ngoại giao

Sau biểu dương sức mạnh, Mỹ-Anh-Pháp vận động ngoại giao. Một dự thảo nghị quyết do Pháp soạn thảo đã được đưa đến 12 thành viên khác của Hội Đồng Bảo An gồm ba vế : hóa học, nhân đạo và chính trị, kể cả một cơ chế thanh tra vũ khí hóa học.

Switch mode views: