Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Người “mất tích” cuối cùng vì làm sách về đời tư lãnh đạo TQ được thả

HONGKONG-PUBLISHER

Năm người làm việc cho nhà xuất bản Mighty Current ở Hồng Kông lần lượt bị mất tích một cách khó hiểu trong năm 2015.
REUTERS/Tyrone Siu

Chính quyền Thụy Điển hôm nay 24/10/2017 thông báo Bắc Kinh đã trả tự do cho ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), công dân Thụy Điển gốc Hoa làm việc cho một nhà xuất bản chuyên in những cuốn sách nói về đời tư các lãnh đạo Trung Quốc, là một trong năm người « mất tích » trước đây.
 Tuy nhiên gia đình cho biết không hề có tin tức gì về ông.

Bà Sofia Karlberg, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thụy Điển cho biết đã nhận được thông báo của Bắc Kinh về việc phóng thích ông Quế Dân Hải, nhưng không cho biết ngày tháng và lý do cụ thể.
Tuy nhiên con gái ông là Angela Gui tỏ ra nghi ngờ, vì chưa có được thông tin nào.

Bà nói rằng khi các nhà ngoại giao Thụy Điển đến nơi hôm 17/10, phía Trung Quốc tuyên bố ông Quế « đã được thả vào nửa đêm, và hiện không biết ông ở đâu ».
Chưa có bất cứ thành viên nào trong gia đình được ông liên lạc.

Ngược lại tổng lãnh sự Thụy Điển tại Thượng Hải hôm qua nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là Quế Dân Hải, nói tiếng Thụy Điển, cho biết muốn xin hộ chiếu trong hai tháng tới, nhưng hiện muốn dành thời gian chăm sóc người mẹ đang bị bệnh.
Tuy nhiên bà Angela Gui nói rằng bà nội không bệnh hoạn gì.

Ông Quế Dân Hải, 53 tuổi, bị bắt cóc vào năm 2015, khi ông đang đi nghỉ tại Thái Lan.
 Trong năm đó, có tổng cộng năm người làm việc cho nhà xuất bản « Mighty Current » ở Hồng Kông đã bị mất tích, và sau đó xuất hiện tại Hoa lục, bị các nhân viên an ninh Trung Quốc kèm sát.

Bốn người « mất tích » nay đã được trở về Hồng Kông, ông Quế Dân Hải là người cuối cùng còn bị giam giữ.
« Mighty Current » chuyên xuất bản những cuốn sách nói về hậu trường chính trị Hoa lục, và đời tư các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Tập Cận Bình.

Những sách này bị cấm, nhưng khách Trung Quốc đến Hồng Kông thường lùng mua.

Switch mode views: