Qatar thường xuyên bị nghi «ủng hộ khủng bố»
- Thứ Ba, 06 tháng Sáu năm 2017 14:32
- Tác Giả: Thụy My
Khu vực ngoại giao đoàn ở Doha, Qatar nhìn từ trên không. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/03/2013.
REUTERS/Fadi Al-Assaad/File Photo
Qatar, vừa bị nhiều nước Ả Rập cắt đứt quan hệ hôm nay 05/06/2017, vốn ủng hộ các phong trào Hồi giáo và thường xuyên bị cáo buộc là dung túng cho việc tài trợ các nhóm khủng bố.
Hỗ trợ các phe Hồi giáo
Từ khi Qatar trở thành thế lực trên trường khu vực cũng như quốc tế vào cuối thập niên70, tiểu vương quốc Ả Rập giàu nguồn khí đốt, đồng minh của Hoa Kỳ đã cổ vũ các phong trào Hồi giáo, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp tại các nước « Mùa xuân Ả Rập ».
Qatar cũng được coi là một trong những nhà tài trợ cho Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập, và những nhóm thân cận với tổ chức này tại các nước láng giềng (chủ yếu là Syria, Libya, Tunisie).
Doha tích cực ủng hộ cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, và gọi vụ tướng Abdel Fattah Al Sissi hất cẳng ông Morsi năm 2013 là « đảo chính ».
Sau 9 tháng khủng hoảng ngoại giao, dưới áp lực của các nước vùng Vịnh khác, Qatar đã chấp nhận nhẹ giọng hơn khi chỉ trích ông Sissi nhưng chưa bao giờ ngưng lại.
Qatar luôn tiếp nhận các lãnh đạo hàng đầu của Huynh đệ Hồi giáo bị Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất xếp vào loại « khủng bố », như Youssef Al Qaradaoui, được coi là một trong những lãnh tụ tinh thần của phong trào này. Cựu lãnh tụ Hamas Palestine, Khaled Mechaal cũng ở Qatar, còn phe Taliban Afghanistan có văn phòng tại đây.
Tài trợ cho khủng bố
Qatar thường xuyên bị nghi ngờ đã dung túng cho các quỹ riêng của các tổ chức « khủng bố », điều mà nước này luôn kiên quyết bác bỏ.
Năm 2010, một bức điện ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ đánh giá Qatar là « tệ hại nhất khu vực », về mặt hợp tác với Washington để làm cạn kiệt nguồn tài trợ các nhóm cực đoan.
Quốc gia này « hết sức thụ động », và cơ quan an ninh của họ « ngần ngại không muốn hành động đối với những kẻ khủng bố đã biết rõ », vì sợ bị cho là quá thân cận với Hoa Kỳ - theo bản báo cáo năm 2009.
Sau vụ tấn công vào tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris tháng 1/2015, nhiều quan chức Pháp đã chỉ trích chính sách ngoại giao của nước đồng minh quan trọng này.
Đại sứ Qatar ở Paris, khi nhấn mạnh đến các luật chống rửa tiền đã được thông qua, than phiền : « Ý kiến cho là Qatar tài trợ hay ủng hộ khủng bố dường như đã trở thành định kiến trong các cuộc tranh luận về chủ nghĩa cực đoan ở châu Âu ».
Những nghi ngờ mới đến từ Hoa Kỳ năm 2016 : một viên chức cao cấp của bộ Tài Chính Mỹ khẳng định Qatar cũng như Koweit « vẫn thiếu sự kiên quyết cần thiết và khả năng áp dụng các luật lệ chống tài trợ các tổ chức khủng bố ».
Vài ngày sau đó, Hoa Kỳ lại hoan nghênh các « cố gắng tích cực » của Qatar để dập tắt các trợ cho quân thánh chiến và đấu tranh chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Al Jazeera, tiếng nói gây tranh cãi
Được chính phủ Qatar thành lập cách đây trên 20 năm, kênh truyền hình Al Jazeera có gần 80 văn phòng trên khắp thế giới, phát bằng nhiều thứ tiếng, đã tuyên truyền cho các phong trào Mùa xuân Ả Rập.
Nhưng những người chỉ trích cho là đường hướng biên tập của đài này quá thiên về phía Hồi giáo, và đôi khi bị coi là một công cụ cho ngành ngoại giao Qatar.
Năm 2014, ba phóng viên của Al Jazeera tại Ai Cập đã bị lãnh những bản án tù nặng nề vì « ngụy tạo thông tin » có lợi cho những người ủng hộ tổng thống theo đạo Hồi, ông Morsi.
Tháng 4/2016, chính quyền Irak đóng cửa văn phòng Al Jazeera ở Bagdad vì đưa tin bênh vực nhóm thánh chiến Sunni mang tên tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS) và thù địch với đại đa số người Shia ở Irak.
Trong quá khứ, kênh truyền hình này đã có những rắc rối với các nước Ả Rập vì cách đưa tin bị cho là gây sốc hay định hướng, và wvWashington coi là phát ngôn viên cho các nhóm cực đoan.
Cựu thủ lãnh Al Qaida, Oussama Ben Laden chủ yếu đưa các thông điệp của mình qua kênh này.
Tin mới
- Khủng hoảng Trung Đông : Tổng thống Mỹ điện đàm với lãnh đạo Qatar - 08/06/2017 13:28
- Thay đổi chính sách cộng đồng : Một bài toán khó cho nước Anh - 07/06/2017 22:49
- Qatar : Khủng hoảng ngoại giao và hệ lụy tới chiến lược ngoại giao thể thao - 07/06/2017 20:18
- CNN : Nga đứng sau vụ tin tặc truyền thông Qatar - 07/06/2017 19:27
- Khủng bố : An ninh và tình báo Anh bị chỉ trích nặng nề - 07/06/2017 19:14
- Khủng bố ở Teheran: 12 người chết, Daech nhận trách nhiệm - 07/06/2017 19:05
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-06-2017 - 07/06/2017 18:39
- Sau vụ hỏa hoạn, Tượng Đức Mẹ không hề hấn gì - 07/06/2017 16:03
- Dùng búa tấn công cảnh sát bên ngoài nhà thờ Notre Dame Paris, một người bị bắn - 06/06/2017 18:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-06-2017 - 06/06/2017 18:23
Các tin khác
- Đối Thoại Shangri-La: Cơ hội để Pháp tỏ rõ hướng xoay trục qua Châu Á - 06/06/2017 14:03
- Ả Rập Xê Út và các đồng minh tố Qatar «ủng hộ khủng bố» và cắt đứt quan hệ ngoại giao - 05/06/2017 18:54
- Chiến dịch “Đá Vành Khăn”: Trump mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông - 05/06/2017 18:05
- Hàng chục ngàn người Hồng Kông tưởng niệm Thiên An Môn - 05/06/2017 17:53
- Cam Bốt : Phe đối lập đột phá trong bầu cử hội đồng thành phố - 05/06/2017 17:45
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 05-06-2017 - 05/06/2017 15:54
- Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhận là tác giả vụ khủng bố tại Luân Đôn - 05/06/2017 15:33
- Mỹ thu hồi cá ngừ đông lạnh của Việt Nam và Philippines - 05/06/2017 04:07
- Vì sao người Na Uy hạnh phúc nhất thế giới ? - 05/06/2017 03:29
- Anh Quốc bị tấn công khủng bố, lần thứ ba trong vòng 3 tháng - 05/06/2017 02:04