Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do
- Thứ Hai, 04 tháng Ba năm 2013 01:47
- Tác Giả: Tú Anh
Cuộc bầu cử tự do ở làng Ô Khảm, Quảng Đông, hồi đầu tháng 3/2012 đã trở thành tấm gương đấu tranh chống bất công của nông dân Trung Quốc.
REUTERS/Bobby Yip
Từ phản đối chủ tịch xã cướp ruộng, dân làng Thượng Phố, tỉnh Quảng Đông nổi dậy đòi bầu cử tự do và dân chủ.
15 tháng sau vụ làng Ô Khảm, bất công xã hội đã biến thành ngọn lửa đấu tranh chính trị.
Trong bối cảnh tại Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc tổ chức nghi lễ hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của hai ông Tập cận Bình và Lý Khắc Cường thì tại Quảng Đông, dân làng Thượng Phố đánh đuổi chủ tịch xã và đòi bầu cử tự do.
Theo bản tin của AFP từ hiện trường thì cách nay một tuần lễ, 3000 dân làng Thượng Phố đã xung đột với một toán côn đồ do bí thư đảng Cộng sản tại địa phương và một doanh nhân gửi đến để chiếm đoạt đất đai canh tác của dân làng.
Vụ việc này cũng tương tự như sự kiện đã xảy ra tại Ô Khảm, cách Thượng Phố 100 cây số, cách nay 15 tháng.
Toàn thể dân làng nổi dậy đánh đuổi cán bộ địa phương bị tố là tham ô và âm mưu cướp đất của dân để bán cho giới đầu cơ bất động sản.
Sau nhiều tuần lễ đấu tranh gây tiếng vang trong năm 2011, cuối cùng thì nguyện vọng của họ được thõa mãn.
AFP là hãng tin quốc tế đầu tiên đặt chân đến hiện trường và vào được bên trong ngôi làng. Bên ngoài ngôi làng, khoảng 40 công an bố trí ngăn chận không cho xe cộ vào làng.
Không xa hàng rào công an , người dân trương biểu ngữ « chúng tôi kiên quyết đòi bầu cử tự do ».
Dân làng Thượng Phố từ chối tiếp cán bộ chính quyền nhưng vui mừng đón tiếp phóng viên quốc tế.
Trong làng có nhiều ngôi nhà một tầng đặc thù của địa phương với cơ xưởng nhìn ra dòng sông. Trên con đường chính còn chồng chất xác xe hơi bị đốt phá chứng cớ của những trận xung đột dữ dội đã xảy ra trong tuần.
Người dân địa phương đòi quyền bầu đại diện xã, phải được góp ý kiến về dự án biến đất ruộng thành khu công nghiệp và phải qua phán quyết bằng lá phiếu.
Một trong những người lãnh đạo phong trào nông dân tranh đấu giải thích là chủ tịch xã hiện nay không quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Suốt tuần qua và cho đến Chủ nhật hôm nay, chính quyền cấp trên không sử dụng biện pháp mạnh.
Theo dân cư địa phương thì chính quyền chưa dám sử dụng vũ lực có lẽ do e ngại gây bất ổn trước khóa họp Quốc hội.
Tú Anh
Tin mới
- Quân nổi dậy Syria thắng lớn, bắt giữ tỉnh trưởng Raqqa - 05/03/2013 22:29
- Borneo : Malaysia tấn công vào quân nổi dậy Philippines - 05/03/2013 22:02
- Miến Điện yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu dỡ bỏ trừng phạt - 05/03/2013 18:37
- Nga và Việt Nam bàn về hợp đồng vũ khí, trong đó có tàu ngầm - 05/03/2013 18:28
- Việt Nam thừa nhận ‘có rủi ro lớn,’ vẫn khai thác bauxite - 05/03/2013 06:36
- Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát - 04/03/2013 19:46
- Bình Nhưỡng chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô - 04/03/2013 19:35
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-03-2013 - 04/03/2013 19:21
- Tchad tuyên bố tiêu diệt thêm một thủ lĩnh Al-Qaida tại Mali - 04/03/2013 03:52
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-03-2013 - 04/03/2013 02:15
Các tin khác
- Bagladesh: Bạo động gia tăng sau bản án tử hình một lãnh đạo Hồi giáo - 04/03/2013 01:17
- Tổ chức nhân quyền: Tấn công bằng bom chùm tại Syria làm 19 người thiệt mạng - 02/03/2013 22:18
- Kenya: thuốc chữa bệnh AIDS được mang bán để mua thức ăn - 02/03/2013 22:09
- Giao tranh ác liệt tại Syria, nhiều binh sĩ và quân nổi dậy thiệt mạng - 02/03/2013 21:56
- Hàng ngàn ‘công dân tự do’ đòi tuyển cử lập hiến ở Việt Nam - 02/03/2013 21:19
- Ngân sách Mỹ bị cắt giảm nhưng chiến lược "trục" châu Á tiếp diễn - 02/03/2013 20:04
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-03-2013 - 02/03/2013 19:42
- Tàu Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông - 02/03/2013 19:16
- Mười điều răn cho các ký giả viết về Vatican - 02/03/2013 03:17
- Mỹ sẽ tấn công Iran trong tháng 6? - 01/03/2013 21:40