Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quan chức Mỹ từng bí mật đi thăm Bắc Triều Tiên

kimjongun chutich

 



Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa), người được cho là có thể ít cứng nhắc hơn, đi thăm một bảo tàng đang được quân đội Bắc Triều Tiên xây dựng. Ảnh do KCNA phân phối ngày 22/02/2013.

 

Theo tiết lộ của báo Los Angeles Times số đề ngày 23/02/2013, nhằm cải thiện quan hệ song phương, năm ngoái một quan chức của Nhà Trắng đã hai lần đến Bình Nhưỡng.
Mục tiêu chính của hai chuyến đi bí mật nói trên nhằm khuyến khích tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên có một chính sách đối ngoại ôn hòa.

Báo Los Angeles Times trích dẫn một nguồn tin xin được giấu tên cho biết thêm là hai chuyến công tác bí mật của quan chức Hoa Kỳ đã được thực hiện vào tháng 4 và tháng 8/2012.

Vào tháng Tư năm ngoái, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến Bình Nhưỡng là ông Joseph DeTrani. Khi đó nhân vật này đứng đầu Cơ quan Chống phổ biến Vũ khí hạt nhân trực thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ.
Bài báo trên Los Angeles Times không nói rõ trong đợt công tác tại Bình Nhưỡng thứ nhì, ai là người đã đảm nhận vai trò trưởng đoàn.

Chỉ biết rằng Sydney Seiler, một cựu nhân viên cơ quan tình báo CIA, là một người thạo tiếng Triền Tiên đã có mặt trong cả hai chuyến công tác kể trên.
Ngoài ra Sydney Seiler còn đặc trách về hồ sơ Triều Tiên trong ban tham mưu về An ninh Quốc gia cố vấn của Nhà Trắng.

Ông DeTrani đã rời khỏi chính quyền vào năm ngoái và đã từ chối trả lời phỏng vấn của báo Mỹ về nội dung chuyến công tác tại Bình Nhưỡng hồi tháng 4/2012.
Tuy nhiên, vẫn theo Los Angeles Times, ông DeTrani và một số chuyên gia khác của Hoa Kỳ nhận thấy là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có thể là sẽ « ít cứng nhắc hơn cha ông trước đây ».

Các chuyên gia Mỹ không loại trừ khả năng, một số nhân vật ôn hòa sẽ được đưa vào những chức vụ then chốt trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Trong quá khứ, nhiều quan chức Hoa Kỳ đã từng đến Bắc Triều Tiên. Trong số đó phải kể đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Madeleine Albright vào năm 2000 và chuyến công tác của đặc sứ Mỹ Stephen Bosworth vào năm 2009 để thúc đẩy lại đàm phán về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Switch mode views: