Phòng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc đòi Bắc Kinh mở cửa đầu tư
- Thứ Năm, 01 tháng Chín năm 2016 15:00
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Khu văn phòng Phố Đông ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Wikipedia
Trước làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu và các cản lực mà châu Âu gặp phải khi vào Trung Quốc, Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Quốc ngày 01/09/2016 đã lên tiếng chỉ trích « bối cảnh đầu tư thiếu công bằng » tại Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh bãi bỏ các hạn chế áp đặt trên đầu tư nước ngoài.
Tổ chức này cảnh cáo là việc Trung Quốc thâm nhập thị trường châu Âu trong tương lai có thể bị xét lại.
Chủ tịch Phòng Thương Mại Châu Âu, Joerg Wuttke đã nhận định một cách gay gắt : « con đường thương mại của Châu Âu ở Trung Quốc đã trở nên gập ghềnh và khó khăn », trong lúc mà đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu ngược lại đang « bùng nổ ».
Đầu tư của Trung Quốc sang châu Âu đã tăng 44% trong năm 2015, lên mức 20 tỷ euro, gấp đôi so với đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc, nếu so với 6 tháng đầu năm 2016, thì là gấp 3 lần.
Theo AFP, từ tháng Giêng, những thông báo đầu tư Trung Quốc mua lại từ các phần công ty, xí nghiệp cho đến câu lạc bộ bóng đá ngày càng nhiều, và đối tượng bị mua toàn những công ty hàng đầu, gần đây nhất là công ty về robot của Đức Kuka, bị mua lại với giá 4,6 tỷ euro.
Nhưng ngược lại thì Trung Quốc không mở rông cửa thị trường như châu Âu.
Ông Wuttke, mỉa mai « các nhà đầu tư châu Âu không ai dám mơ đến việc mua lại một sân bay ở Trung Quốc » - trong lúc một tập đoàn Trung Quốc đã mua lại sân bay Toulouse của Pháp.
Các nhà đầu tư châu Âu vẫn gặp những trở ngại như trong 20 năm qua, trong lúc mà Trung Quốc giờ đây vẫn được tự do đi mua sắm công ty, và tất cả những gì họ thích ở châu Âu.
Theo ông Wuttke, các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn không thể mua lại những công ty Trung Quốc trong các ngành mà họ muốn, luật sư, dược phẩm, xe hơi…
Trung Quốc thường cho là « đầu tư hai bên cùng có lợi », nhưng trên thực tế, ông Wuttke cho là chỉ một chiều có lợi.
Theo ông chênh lệch quá quan trọng, và về lâu về dài khó tiếp tục được như vậy. Nếu Bắc Kinh không đối xử một cách tương xứng, thì không thể để họ tiếp tục thâm nhập một cách dễ dàng thị trường châu Âu.
Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu đại diện cho khoảng 1 800 công ty xí nghiệp châu Âu ở Trung Quốc.
Tin mới
- Hợp tác quốc phòng : Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam - 03/09/2016 14:59
- Tại Sao Bầu Cho Ông Trump? - 02/09/2016 23:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-09-2016 - 02/09/2016 18:10
- Thủ tướng Malaysia chính là 'viên chức số 1' trong vụ tham nhũng 1MDB ? - 02/09/2016 17:34
- Chiến lược Châu Á của Mỹ bị cản trở vì Barack Obama bị phân tâm - 02/09/2016 17:19
- Bắc Kinh dựa trên G20 để tô điểm lại hình ảnh bị hoen ố vì Biển Đông - 02/09/2016 17:10
- Chuyến bay thương mại đầu tiên từ Mỹ đáp xuống Cuba - 01/09/2016 19:28
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-09-2016 - 01/09/2016 19:21
- Mỹ: Donald Trump ra kế hoạch trấn áp nhập cư trái phép - 01/09/2016 19:04
- Tổng thống Mỹ Obama công du châu Á lần cuối - 01/09/2016 15:07
Các tin khác
- Chuyên gia Mỹ : "Trung Quốc trỗi dậy không mang dấu hiệu hòa bình" - 01/09/2016 14:53
- Canada muốn gia nhập Ngân hàng AIIB của Trung Quốc - 01/09/2016 14:35
- Mỹ đạt mục tiêu đón nhận 10,000 người Syria tị nạn - 31/08/2016 22:35
- Daech thừa nhận phát ngôn viên của tổ chức này tử trận - 31/08/2016 19:11
- Kinh tế Xanh : Giới đầu tư gây áp lực với G20 - 31/08/2016 18:43
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-08-2016 - 31/08/2016 18:09
- Hoà đàm sắc tộc : Aung San Suu Kyi hứa lập Nhà nước liên bang - 31/08/2016 17:42
- Trung Quốc đẩy châu Á-Thái Bình Dương chạy đua trang bị tầu ngầm - 31/08/2016 17:14
- Mỹ - Ấn ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng - 31/08/2016 16:51
- Robot hóa : Mối nguy cận kề của công nhân bậc thấp - 30/08/2016 23:11