Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hàng loạt dữ liệu tàu ngầm Pháp Scorpène bị tiết lộ

submarines-india-australia

Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Ấn Độ. Ảnh chụp tại Mumbai, ngày 6/04/2016
Reuters/Shailesh Andrade

Tờ The Australian hôm nay 24/08/2016 cho biết, tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS là nạn nhân của vụ rò rỉ hàng loạt thông tin kỹ thuật bí mật về các tàu ngầm Scorpène đóng cho Ấn Độ.

 DCNS tuyên bố không loại trừ giả thiết vụ này là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế, trong bối cảnh siêu cạnh tranh.

Tờ báo Úc khẳng định đã tham khảo được 22.400 trang tài liệu, với các chi tiết về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Scorpène của DCNS, được thiết kế cho Hải quân Ấn Độ và nhiều chiếc đã được Malaysia, Chilê mua.  Brazil cũng sẽ triển khai loại tàu ngầm này từ năm 2018.

Những tài liệu trên mô tả các thiết bị thăm dò, hệ thống thông tin và vận hành của tàu ngầm Scorpène, và có 500 trang dành riêng cho hệ thống phóng ngư lôi.
Trang web của DCNS khẳng định Scorpène được trang bị công nghệ tối tân nhất, là loại tàu ngầm có khả năng sát thương cao nhất trong lịch sử.

Theo The Australian, phía DCNS hàm ý vụ tiết lộ này có thể từ phía Ấn Độ chứ không phải từ Pháp, các dữ liệu có thể đã bị một cựu sĩ quan Hải quân Pháp - vào thời đó tham gia dịch vụ gia công cho DCNS – mang ra ngoài nước vào năm 2011.
Tài liệu có thể được chuyển qua các công ty Đông Nam Á, rồi gởi đến một công ty Úc.

Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã ra lệnh điều tra về thông tin của tờ báo Úc, cho rằng, đây có thể là hậu quả của tấn công tin học.
 Vụ rò rỉ cũng khiến cho Úc lo ngại, vì hồi tháng Tư đã ký hợp đồng lên đến 50 tỉ đô la Úc (38 tỉ đô la Mỹ) với DCNS để thiết kế và chế tạo thế hệ tàu ngầm mới.

Hợp đồng cung ứng tàu ngầm cho Úc là do DCNS ký, nhưng hệ thống chiến đấu bí mật của 12 chiếc Barracuda được Mỹ cung cấp.

Tập đoàn Pháp cho biết đang chờ đợi kết quả điều tra của chính quyền Pháp để xác định tính chân thực của tài liệu và nguyên nhân rò rỉ.
Theo DCNS, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh đó mọi phương tiện đều được huy động và vụ này có thể là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nhìn nhận vụ này là « đáng lo », tuy nhiên ông cố làm giảm nhẹ ảnh hưởng.
Ông nói loại tàu ngầm hợp tác với Pháp mang tên Barracuda, hoàn toàn khác với loại Scorpène đóng cho Hải quân Ấn, và Úc « có phương cách bảo vệ cao độ các thông tin quốc phòng ».

Bộ trưởng Kỹ nghệ Quốc phòng Úc Christopher Pyne cũng cho biết vụ tiết lộ thông tin trên « không có liên hệ gì với chương trình tàu ngầm sắp tới của chính phủ Úc ».

Switch mode views: