Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : "chiến tích" bài Hồi giáo của tu sĩ Wirathu

Time-baihoigiao

Lãnh đạo phong trào 969, nhà sư Ashin Wirathu trên trang bìa tạp chí Time (time.com)

Tại Miến Điện, chỉ còn hai tháng nữa là đến ngày bầu cử Quốc hội, điểm được các hãng tin Pháp đặc biệt lưu ý vào hôm nay, 06/09/2015 là sự kiện hàng trăm ngàn người Miến Điện theo Hồi giáo đã bị tước quyền bầu cử.

Đây là kết quả của một phong trào bài Hồi giáo dữ dội do nhà sư Wirathu, một tu sĩ Phật giáo cực đoan, tiến hành trong thời gian gần đây.

Thậm chí, theo ghi nhận của AFP, ngay cả đảng của lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, nổi tiếng trong lãnh vực bảo vệ nhân quyền, cũng không giới thiệu ứng cử viên Hồi giáo.

Đón tiếp phóng viên AFP tại Mandalay, nhà sư nổi tiếng nhất Miến Điện hiện nay cho biết là ông luôn thức suốt đêm trước máy tính, để truyền đi trên các mạng xã hội hình ảnh về các hành động bạo lực của quân khủng bố Hồi giáo từ khắp thế giới.

Tự cho mình là người lính canh chống lại mối đe dọa « Miến Điện bị Hồi giáo hóa », nhà sư này khẳng định là « không thể tin tưởng người Hồi giáo.
 Họ làm chính trị không phải vì lợi ích chung, mà là để ngấm ngầm nắm quyền kiểm soát đất nước ».

Theo AFP, qua các hoạt động bài Hồi giáo năng nổ của mình, tu sĩ Wirathu đã biến thành một những mũi nhọn kích động lòng hận thù người Hồi giáo ở Miến Điện, dẫn đến những vụ bạo động chết người như vào năm 2012.

Ngày nay với ảnh hưởng lớn chưa thấy, nhà sư rất tự hào về các « chiến tích » của mình : từ luật lệ hạn chế nghiêm khắc hôn nhân giữa người khác tôn giáo, cho đền việc tước bỏ quyền bỏ phiếu của hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya, khi vào tháng Ba vừa qua, chính quyền Miến Điện đã quyết định hủy bỏ thẻ căn cước tạm thời cấp cho hàng trăm ngàn người Rohingya, và như thế là thành phần này không thể đi bỏ phiếu được nữa.

Cho dù các nhà sư ở Miến Điện – khoảng 500.000 người - không có quyền đi bầu, nhưng ông Wirathu và những người những người ủng hộ ông đã trở nên như một lực lượng chính trị ở hậu trường, mà cả chính quyền hiện nay lẫn nhà đối lập Aung San Suu Kyi phải kiêng dè.

Cả Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập, lẫn đảng cầm quyền, không bên nào giám giới thiệu ứng cử viên người Hồi giáo.
Trên bình diện lịch sử, con số 5% cư dân Miến Điện theo Hồi giáo đã hội nhập vào đời sống chính trị nước này.

Nhưng từ khi đất nước từng bị quốc tế cô lập trước đây, mở cửa ra thế giới, quan điểm không khoan dung về tôn giáo đã bùng lên và người Hồi giáo ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội.

Dưới thời chế độ quân sự Miến Điện, nhà sư Wiratu theo hướng cực đoan, đã bị bắt giam trong nhiều năm vì những lời kêu gọi kích động hận thù.
Nhưng khi tập đoàn quân sự giải tán vào năm 2011, ông đã được trả tự do.

Switch mode views: