Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đàm phán tại Geneve để lập chính phủ liên hiệp Libya

lienhiepquoc



Đặc sứ LHQ Bernardino Leon với các thành viên chính phủ Tobrouk, được quốc tế công nhận - REUTERS /P. Albouy

Tối qua, 16/01/2015, Fajr Libya – một liên minh vũ trang lớn, hiện kiểm soát thủ đô Libya – đề nghị ngừng bắn trên mọi chiến tuyến.
Quyết định đơn phương này được đưa ra sau khi đàm phán giữa các phe phái Libya tại Genève, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, đạt được một số tiến bộ đáng kể.

Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn lo ngại về khả năng có một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Libya.
Liên minh vũ trang nói trên – chủ yếu bao gồm các phe nhóm theo đạo Hồi - ra thông cáo chấp nhận « ngừng bắn », với điều kiện « các bên khác cũng tôn trọng thỏa thuận hưu chiến ».

Faij Libya đề nghị mở hành lang an toàn để đưa cứu trợ nhân đạo đến các vùng xung đột tại Libya.
Lực lượng này cũng kêu gọi quốc tế ngăn chặn « các chiến binh nước ngoài tới Libya », ngầm chỉ các lực lượng thuộc phong trào thánh chiến Hồi giáo.

Hôm nay, theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu hoan nghênh bước tiến quan trọng vừa đạt được tại Genève, và kêu gọi những bên vốn tẩy chay tham gia vào tiến trình này.
Tuy nhiên, Bruxelles cũng cảnh báo « đường đi đến đích còn dài ».

Hiện tại ở Libya tồn tại hai chính phủ, hai quốc hội. Một được quốc tế công nhận, đóng trụ sở tại Tobrouk, một thành phố cảng miền Đông, và một chính phủ song song, có trụ sở tại thủ đô Tripoli, được liên minh vũ trang nói trên hậu thuẫn.

Điều mà liên minh Faij Libya muốn là lực lượng vũ trang của tướng Khalifa Haftar, đồng minh của chính phủ Libya chính thống, cùng chấp nhận ngừng bắn.

Hôm qua, MISNUL (phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Libya) ra thông báo cho biết các phe nhóm Libya tham gia cuộc họp tại Genève từ ngày thứ Tư, 14/01, đã đạt được thỏa thuận về một lịch trình thành lập chính phủ đoàn kết quốc gia, sau hai ngày nhóm họp.

Thái độ lạc quan của phái bộ Liên Hiệp Quốc bị một cố vấn chính trị của chính phủ Tripoli chỉ trích là « không có cơ sở ».

Trên thực tế, trong những ngày qua, các đàm phán ở Genève chủ yếu diễn ra với các đại diện của chính phủ chính thức của Libya, mà không có sự tham gia của lực lượng Faij Libya cũng như chính quyền song song tại Tripoli.

Điều cộng đồng quốc tế lo ngại nhất là lực lượng Hồi giáo thánh chiến cực đoan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay Al-Qaida lập được các căn cứ địa vững chắc tại vùng biên giới miền Nam Libya nhân bối cảnh nội chiến hiện nay.

Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các nhóm thánh chiến đã thiết lập được nhiều trại huấn luyện tại miền Nam Libya.
Cuộc họp tới về Libya tại Genève dự kiến sẽ diễn ra vào tuần sau, có thể là vào thứ Ba, 20/01.

Switch mode views: