Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ tái khẳng định chống ô nhiễm là « trách nhiệm đạo lý »

CALIFORNIA-DROUGHT

Một hồ chứa nước tại California cạn kiệt nước. Ảnh chụp ngày 22/01/2014.
REUTERS/Robert Galbraith


Trái đất ngày càng bị hâm nóng và ô nhiễm do hoạt động của con người là điều nhiều người công nhận.
Tuy nhiên, rất nhiều chính khách Hoa Kỳ không thừa nhận điều này.

Hôm qua, 06/06/2014, Nhà Trắng ra tuyên bố khẳng định bệnh hen, các bệnh dị ứng hay nạn khô hạn, là một vài trong số các tai họa do biến đổi khí hậu mà Mỹ đang ngày càng phải gánh chịu nhiều hơn.

Tuyên bố của chính phủ Mỹ được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Obama thông báo các tiêu chuẩn mới, nhằm giảm 30% lượng khí thải CO2 của các nhà máy điện, từ đây đến 2030.
Mục tiêu hạn chế khí thải CO2 này chủ yếu nhắm vào các nhà máy điện chạy bằng than.

Tài liệu dài 8 trang của chính phủ Mỹ - đề tựa « Các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người Mỹ » - nhắc lại rằng, do biến đổi khí hậu, khô hạn đã khiến 7.800 người thiệt mạng từ năm 1999 đến năm 2000, các bệnh dị ứng, cũng như các bệnh nhiễm trùng, phát triển mạnh hơn.
Tỷ lệ người Mỹ mắc bệnh hen hiện nay là 8%, tức tăng gấp đôi so với 30 năm trước.

Trách nhiệm của con người với biến đổi khí hậu là một hồ sơ nhạy cảm tại Mỹ, nơi rất nhiều dân biểu phản đối thực trạng khí hậu đang biến đổi, một số chính trị gia khác không thừa nhận tác động của con người.

Đàm phán về khí hậu : 12 ngày quyết liệt tại Bonn

Từ ngày 04/06 đến 15/06/2014, tại Bonn, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, đại diện 195 quốc gia phải đạt được một đồng thuận chưa từng có, cho phép tiến đến một thỏa ước toàn cầu về hạn chế biến đổi khí hậu, có tính chất bắt buộc, dự kiến sẽ được thông qua tại Paris năm 2015.

Với sự khác biệt hết sức lớn về lập trường giữa các nước, cuộc đàm phán tại Bonn là hết sức cam go.

Tuyên bố nói trên của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho thấy một bước đột phá đầu tiên của quốc gia Bắc Mỹ, thủ phạm làm ô nhiễm đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Về phần mình, Liên hiệp Châu Âu đang hy vọng đạt được đồng thuận trong khối về mục tiêu nâng mức giảm khí thải lên 24% vào năm 2020 so với năm 1990, tăng 4 % so mục tiêu trước đó.


Switch mode views: