Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump
- Thứ Sáu, 08 tháng Mười Hai năm 2017 21:29
- Tác Giả: Tú Anh
Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh của Donald Trump, ngay sau thông báo quyết định công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.
© AFP/MOHAMMED ABED
Thông báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động « khiêu khích » không đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông « bốc lửa ».
Trái lại, Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả Rập Xê Út.
Hư thực thế nào ?
Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo - đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời - là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng đồng Ả Rập và Hồi Giáo bất bình.
Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên Hiệp Châu Âu cho đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi Giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại lấy một quyết định đầy rủi ro như thế ?
Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.
Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chổ, ông không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.
Kế hoạch của Donald Trump được ông mô tả là « hỏa tiễn hai tầng ».Tầng thứ nhất, theo giải thích của tổng thống Mỹ : phải nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới.
Khi lý giải như thế, tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ hai : xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ.
Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn « làm sáng tỏ vấn đề » để « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».
Theo hai viên chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, tổng thống Donald Trump hứa với chủ tịch Palestine Mamoud Abbas một dự án « làm hài lòng Palestine ».
Cụ thể ra sao, tổng thống Mỹ không nói rõ : đánh đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận ? Người tị nạn Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ ?
Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Ả Rập Xê Út và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.
Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn xóa bài làm lại, « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».
Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra ba cách diễn giải.
Thứ nhất là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền thông Mỹ, ít cảm thông với tổng thống doanh nhân, thì cho là ông Trump muốn thu hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và nhất cộng đồng Tin Lành Phúc Âm mà trong kỳ bầu cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông .
Đối với hai cộng đồng tôn giáo này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Ả Rập.
Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung quả bom « Jerusalem ».
Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10 tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc Hội năm 2018.
Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.
Động cơ thứ hai là cá tính của Donald Trump. Ông thường tự hào là hành động theo linh tính.
Thế nhưng, trong trường hợp chiến tranh Afghanistan, tổng thống Mỹ đã làm ngược lại và giải thích : theo linh tính, tôi nghĩ là phải bỏ Afghanistan, nhưng lý trí buộc tôi phải nghe theo cố vấn, nghe theo các tướng lĩnh và bộ trưởng quốc phòng James Mattis.
Trong vụ Jerusalem, tổng thống Trump nghe lời cố vấn của ai ? Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo.
Áp lực thứ ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà tài trợ của Donald Trump và bạn thân của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.
Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của tổng thống Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Ả Rập mà cả thế giới cho đến Đức Giáo Hoàng đều phản đối.
Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là « không đúng lúc ».
Israel - Hoa Kỳ - Quốc tế - Phân tích - Trung Cận Đông - Tôn giáo - Khủng hoảng - Palestine
Tin mới
- Đại sứ Cá Mập - 23/01/2018 04:39
- Donald Trump : Một năm cầm quyền đầy sóng gió - 20/01/2018 15:43
- MỘT NĂM CỦA ÔNG TRUMP - 18/01/2018 02:22
- Quan hệ liên Triều hòa dịu, nhưng khủng hoảng hạt nhân vẫn còn đó - 09/01/2018 23:25
- USA TODAY VÀ TT TRUMP - 03/01/2018 03:16
- YÊU NƯỚC! - 03/01/2018 01:36
- Bị trừng phạt, Bắc Hàn 'làm kinh tế' ra sao? - 31/12/2017 00:56
- Đồ Mặt Thớt - 26/12/2017 04:27
- Donald Trump không dại dột - 17/12/2017 03:31
- GIẢI PHÁP NÀO CHO HỒ SƠ HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN? - 10/12/2017 01:26
Các tin khác
- DỰ LUẬT CẢI TỐ THUẾ ĐƯỢC THƯỢNG VIỆN THÔNG QUA THỨ SÁU 1/12/2017 - 06/12/2017 04:19
- Nga chi phối đời sống chính trị Âu-Mỹ, nỗi ám ảnh của truyền thông phương Tây - 01/12/2017 17:07
- TRUNG CỘNG, MỘT CƯỜNG QUỐC HÈN MỌN - 20/11/2017 02:56
- Món quà của Trump cho Trung Quốc - 19/11/2017 05:22
- Trung Quốc : Lòng dân không «đỏ» như ý Đảng - 23/10/2017 03:01
- Ông Trump và ông Kim - 16/10/2017 23:52
- Trung Cộng nuôi tư bản địa ốc - 15/10/2017 02:34
- Hậu Sự Cho CS Bắc Hàn - 08/10/2017 22:17
- Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên? - 05/10/2017 00:39
- Kịch bản nào nếu Trung Quốc bỏ rơi Bắc Triều Tiên ? - 02/10/2017 17:06