Năm năm sau Fukushima, Nhật tìm cách tránh tái diễn thảm họa
- Thứ Năm, 10 tháng Ba năm 2016 19:19
- Tác Giả: Thanh Phương
Thành viên cơ quan điều tra NRA trước những lò chứa nước bị nhiễm phóng xạ tại Fukushima.
REUTERS/Nuclear Regulation Authority/Handout via Reuters
Trận động đất và sóng thần dẫn đến thảm họa hạt nhân Fukushima, xảy ra ngày 11/03/2016.
Năm năm sau, Nhật Bản vẫn cố tìm cách tránh tái diễn thảm họa này, bằng cách nâng cao khả năng đối phó với sóng thần.
Là một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, nên Nhật Bản từ lâu đã xây dựng được các tòa nhà chịu được những chấn động với cường độ lên tới 9.
Nhưng năng lực đối phó với sóng thần của nước này lại còn rất yếu kém, thành ra trận sóng thần năm 2011 mới tàn phá dữ dội như thế, khiến có đến 18.500 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho các nhà máy điện nguyên tử dọc theo biển.
Một uỷ ban điều tra của Quốc hội Nhật đã xem tai nạn hạt nhân Fukushima là « thảm họa do con người gây ra ». Lý do là vì chính quyền lúc đó đã không đánh giá đúng mức nguy cơ sóng thần và đã không đủ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng tầm mức như thế.
Khoảng 470 ngàn người ở những vùng bị sóng thần tàn phá đã được sơ tán vào lúc đó và hiện nay, 182 ngàn người vẫn còn sống xa nhà, do nhà của họ nằm ở khu vực bị nhiễm phóng xạ.
Hàng chục ngàn người vẫn sống tạm bợ trong những căn nhà tiền chế thô sơ.
Do tai nạn hạn nhân Fukushima, vùng này vẫn còn bị chia thành nhiều mảng, tùy theo mức độ nhiễm phóng xạ. Có 7 khu vực hiện vẫn còn bị cấm đi vào và không thể ở được.
Để tránh tái diễn thảm họa như cách đây 5 năm, những vùng có nguy cơ bị sóng thần ở Nhật Bản, tức là những vùng ven biển, đã tiến hành mô phỏng thiên tai này, đề ra những hướng dẫn trước cho người dân trong vùng.
Chính phủ Nhật sợ nhất khả năng xảy ra những chấn động liên tiếp dọc theo bờ biển phía nam, có thể phá hủy 2,4 triệu ngôi nhà, khiến 320 ngàn người thiệt mạng và buộc phải di tản 9,5 triệu người.
Nhiều địa phương, trong đó có cả thủ đô Tokyo, đã tăng cường khả năng chống sóng thần, bằng cách thông tin nhiều hơn cho dân chúng, xây nhiều tường và các khu lánh nạn trên cao.
Kể từ sau thảm họa Fukushima, cơ quan quản lý đã đề ra những tiêu chuẩn mới về an toàn hạt nhân, gắt gao hơn rất nhiều, thậm chí được mô tả là « nghiêm ngặt nhất thế giới ».
Những tiêu chuẩn này được đề ra trước nguy cơ xảy ra, không chỉ thiên tai, mà cả khủng bố và tai nạn máy bay.
Các lò phản ứng ngừng hoạt động sau tai nạn Fukushima chỉ được khởi động lại một khi được cấp giấy chứng nhận đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
Hiện giờ, còn 43 lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng (so với 54 lò trước khi xảy ra tai nạn Fujushima), nhưng chỉ có lò (Sendai 1 và 2 ở miền nam) đang hoạt động.
Hai lò khác (Takahama 3 và 4 ở miền tây) đã được khởi động lại toàn bộ hay một phần, nhưng hôm qua, 09/03, một tòa án vừa ra phán quyết buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng này.
Theo kết quả các cuộc thăm dò, thường xuyên được báo chí Nhật Bản thực hiện, đa số người dân nước này chống lại việc khởi động lại các nhà máy điện nguyên tử.
Nhưng tuyên bố hôm nay tại cuộc họp báo trước ngày kỷ niệm 5 năm tai nạn Fukushima, thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản chưa thể từ bỏ năng lượng hạt nhân, vì theo ông nước này không có nhiều nguồn tài nguyên, mà phải vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu chống biến đổi khí hậu.
Tin mới
- Nga đương đầu với thánh chiến từ Syria trở về - 25/03/2016 05:39
- Từ Kennedy tới Obama, một nửa thế kỷ liên lạc ngầm với Cuba - 23/03/2016 20:17
- MÙA ĐẢO CHÍNH ĐÃ BẮT ĐẦU - 23/03/2016 16:20
- Bắc Kinh bắt bí Mỹ để Hội Đồng Bảo An giảm trừng phạt Bình Nhưỡng - 22/03/2016 18:47
- Chính sách xuyên suốt của Barack Obama : Đối thoại hiệu quả hơn quân sự - 21/03/2016 16:11
- Hệ Thống Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ - 20/03/2016 02:36
- Khủng bố Paris : Bốn tháng đào tẩu của nghi can số một - 19/03/2016 23:01
- Số phận Syria trong tay Nga, Mỹ - 15/03/2016 22:43
- Bình Nhưỡng hung hăng nhưng Bắc Kinh vẫn ủng hộ - 15/03/2016 20:35
- Bình Nhưỡng đã có đầu đạn hạt nhân thu nhỏ ? - 12/03/2016 17:14
Các tin khác
- Châu Âu làm được gì để chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ? - 07/03/2016 19:21
- Vị thẩm phán tối cao thứ chín - 07/03/2016 03:44
- Mỹ thay đổi chiến lược và những biến loạn - 27/02/2016 20:52
- Giới chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả trừng phạt Bắc Triều Tiên - 27/02/2016 19:19
- Bầu cử Iran: Cuộc trắc nghiệm cho chính sách mở cửa - 26/02/2016 23:31
- Hưu chiến tại Syria : Cả Nga lẫn Mỹ đều hoài nghi về hiệu quả - 26/02/2016 23:22
- Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Việt Nam phô trương sức mạnh quân sự - 22/02/2016 18:17
- CỬ TRI MỸ GỐC VIỆT NÊN CHỌN LỰA AI TRONG CUỘC BẦU TỔNG THỐNG LẦN NÀY ? - 21/02/2016 20:57
- Thị trường phi cơ và thiết bị trinh sát biển khởi sắc tại Đông Nam Á - 20/02/2016 17:26
- Tên lửa ở Hoàng Sa: Trung Quốc ‘ngụy biện’ về nguyên do gây căng thẳng - 19/02/2016 17:36