Miến Điện: Chính phủ mới khó có thể tự do làm ăn với Trung Quốc
- Thứ Bảy, 09 tháng Giêng năm 2016 17:42
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Bà Aung San Suu Kyi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại Bắc Kinh ngày 11/06/2015,
Reuters/路透社
Với việc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chuẩn bị lên cầm quyền tại Miến Điện, Trung Quốc, nước có đầu tư lớn nhất vào Miến Điện đang hy vọng khởi động trở lại được một số dự án hạ tầng cơ sở đã bị Chính quyền mãn nhiệm của Tổng thống Thein Sein đình chỉ.
Nhưng đây là điều không phải là dễ.
Bắc Kinh hy vọng thành công nhờ vào thiện cảm từng được bà Aung San Suu Kyi biểu lộ. Tuy nhiên, theo giới quan sát, tân chính quyền Miến Điện sẽ phải chịu sức ép năng nề từ chính người dân, muốn các dự án hạ tầng cơ sở ký kết với Trung Quốc được minh bạch hơn, và hợp chuẩn mực quốc tế hơn.
Trong bài nhận định đăng tải ngày 04/01/2016, hãng tin Singapore Chanel News Asia đã cho rằng một trong những vấn đề quan trọng đối với tân chính quyền Miến Điện là làm sao xử lý các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc rất bị cư dân địa phương căm ghét.
Điển hình cho các dự án này là công trình thủy điện Myitsone ở bang Kachin, miền Bắc Miến Điện.
Vào năm 2011, công trình này đã bị đình chỉ do phản đối quyết liệt của người dân địa phương.
Đập Myitsone không phải công trình duy nhất của Trung Quốc bị người dân Miến Điện căm ghét.
Hai đề án khác cũng bị dân chúng phản đối dữ dội là các mỏ đồng Letpadaung và tuyến đường sắt Miến Điện-Vân Nam, nối liền bờ biển phía tây của Miến Điện với miền Nam Trung Quốc.
Bắc Kinh được cho là đang muốn tranh thủ cơ hội thay đổi chính quyền tại Miến Điện để thúc đẩy trở lại các đề án bị đình chỉ và ký kết thêm hợp đồng mới.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, tân chính quyền Miến Điện sẽ không thể muốn làm gì thì làm, đặc biệt là đối với các đề án do Trung Quốc tiến hành và đã bị tai tiếng.
Richard Horsey, một nhà phân tích nhận định : « Một trong những yêu cầu của Trung Quốc có thể sẽ là sự khởi động trở lại dự án gây rất nhiều tranh cãi là đập Myitsone, nhưng bà Aung San Suu Kyi sẽ khó có thể đồng ý ».
Đại diện xã hội dân sự tại Miến Điện đang rất hy vọng là chính quyền mới của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ minh bạch hơn và không quỵ lụy người láng giềng khổng lồ.
Ông Khon Ja, điều phối viện mạng lưới Peace Kachin cho rằng Miến Điện đã ký các hiệp định đầu tư song phương với khá nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, cũng như với Liên Hiệp Châu Âu.
Trong bối cảnh đó, chính quyền phải chứng tỏ là mình phải bảo vệ lợi ích của dân chúng trong nước, chứ không phải là bảo vệ ngoại bang.
Đối với ông Ko Ko Zaw, thành viên Ủy ban giám sát ngừng bắn dân sự ở bang Môn, đảng của bà Aung San Suu Kyi sẽ mất đi sự ủng hộ của người dân nếu tùy tiện cho phép các dự án từng gây hại cho cư dân.
Theo nhân vật này, tân chính phủ phải xem xét lại các dự án, giải thích cho người dân và sau đó cho phép các dự án có sự đồng ý của dân chúng.
Kai Ra, một nhà hoạt động xã hội, nói thêm: "Gần đây, nhiều người đã chết trong vụ sụp đổ mỏ ngọc bích Hpakant, và nếu chính quyền không thay đổi chính sách, chúng ta sẽ thấy nhiều xung đột xảy ra giữa người dân và chính quyền địa phương ».
Vấn đề đối với Miến Điện là Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư quốc tế hàng đầu. Tính đến tháng 11 năm 2014, Trung Quốc chiếm 27% tổng số các khoản đầu tư nước ngoài vào Miến Điện.
Ngoài ra, Miến Điện lại có chung biên giới với Trung Quốc, do vậy, chính quyền sẽ phải khéo léo xử lý quan hệ song phương với láng giềng này, sao cho không làm dân chúng của mình thất vọng.
Tin mới
- Mỹ-Iran : Con đường hòa giải còn dài - 18/01/2016 18:06
- Chúng họp Đảng, mặc kệ chúng - 15/01/2016 23:40
- Quân đội Syria lấy lại thế chủ động nhờ vào không lực Nga - 14/01/2016 19:07
- Dũng Phục Hồi Vai Trò Nhà Nước - 14/01/2016 01:41
- Kết cuộc bi thương - 14/01/2016 00:51
- Đảng xem xét các trường hợp ‘đặc biệt’ - 12/01/2016 23:27
- Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung Quốc bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống "có đảo chính"? - 12/01/2016 21:18
- Nga lao đao vì dầu hỏa mất giá. - 11/01/2016 20:03
- Kịch bản giả thuyết của đại hội 12 đảng CSVN - 11/01/2016 04:31
- Nguyễn Tấn Dũng Thích Làm Tổng Thống Cộng Hòa Hay Chỉ Muốn Hạ Cánh An Toàn? - 11/01/2016 04:14
Các tin khác
- Sân bay Trung Quốc ở Trường Sa : Vỏ dân sự nhưng ruột quân sự - 08/01/2016 16:49
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'giả chết bắt quạ' - 08/01/2016 00:17
- Thế kẹt của Trung Quốc trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên - 07/01/2016 17:03
- Cảm nghĩ của một công dân trước hiện tình nguy ngập của đất nước - 06/01/2016 23:55
- Phe Taliban tổng tấn công để gây sức ép đàm phán - 06/01/2016 19:55
- Biển Đông : Bắc Kinh bắt đầu thực hiện ý đồ quân sự hóa Trường Sa ? - 05/01/2016 19:19
- Xung khắc Riyad-Teheran có nguy cơ kéo Trung Đông vào bạo loạn - 04/01/2016 18:25
- TPP VÀ DIỄN BIẾN DÂN CHỦ HÓA VIÊT NAM - 03/01/2016 06:56
- Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự - 02/01/2016 21:50
- Kinh tế Mỹ sáng sủa, tương lai toàn cầu kém xán lạn - 02/01/2016 05:44