Quân sự và kinh tế, hai lá bài giúp Nga mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi
- Thứ Năm, 17 tháng Mười năm 2019 15:45
- Tác Giả: Thanh Hà
Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) bắt tay đồng nhiệm Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi sau cuộc họp tại Cairo, ngày 11/12/2017.
Reuters
Nga đang trở thành một đối tác quan trọng của châu Phi.
Sau Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản, đến lượt nước Nga tổ chức trọng thể Thượng Đỉnh Nga - Châu Phi.
Tổng thống Vladimir Putin không còn che giấu tham vọng mở rộng ảnh hưởng tại một vùng đất từng là thuộc địa cũ của nhiều nước châu Âu và đang bị choáng ngợp trước các dự án đầu tư đồ sộ của Trung Quốc.
Điện Kremlin không chỉ hài lòng với những thắng lợi quân sự quan trọng tại Trung Đông, đảo ngược tình thế tại Syria, chia rẽ Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, thắt chặt quan hệ với hai đối thủ của Hoa Kỳ trên bàn cờ quốc tế là Iran và Trung Quốc, vồn vã với những đồng minh của Washington tại châu Á, từ Hàn Quốc đến Philippines ...
Chính sách đối ngoại của Nga đã kiên nhẫn khai thác lá bài châu Phi.
Đặc biệt là từ năm 2017, các nhà lãnh đạo châu Phi ngày càng thường xuyên đến gõ cửa điện Kremlin : từ tổng thống Công đến Angola, từ nguyên thủ Mozambique thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha đến thống soái Al Sissi, tổng thống Ai Cập...
Lần này, tại thượng đỉnh Nga- Châu Phi đầu tiên, tổ chức tại thành phố Sochi từ ngày 22 đến 24/10/2019, tổng thống Putin sẽ đón tiếp trọng thể 35 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ châu Phi, từ những nước lớn như Nam Phi hay các quốc gia có trọng lượng khiêm tốn hơn như Angola, Rwanda, Ethiopia...
Điện Kremlin cho biết, đây là cơ hội để các bên "thảo luận về các vấn đề chính trị và kinh tế" về những ưu thế của nước Nga "qua các chương trình hợp tác có lợi cho cả đôi bên".
Sự hiện diện quân sự
Trên thực tế, sau gần ba thập niên lùi vào bóng tối, để cho phương Tây, rồi Nhật Bản, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với các nước châu Phi, nước Nga ngay từ nhiệm kỳ thứ nhì của Vladimir Putin đã quyết định quay trở lại châu lục này.
Bởi vì Nga và châu Phi cùng chia sẻ nhiều quyền lợi chung. Điện Kremlin không quên nhắc lại với nhiều lãnh đạo châu Phi rằng không ít người trong số ấy từng được đào tạo tại Liên Xô xưa kia.
Một số quốc gia như Ethiopia hay Angola từng là những nước cộng sản và trong thời kỳ chiến tranh lạnh và Matxcơva đã đóng một vai trò quan trọng giúp cho nhiều nước châu Phi thoát khỏi ách độ hộ của các nước phương Tây.
Trên thực tế, chuyên gia Pháp, Arnaud Dubien thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược –IRIS, lưu ý Matxcơva luôn duy trì ảnh hưởng, dù đấy chỉ là một sự hiện diện khiêm tốn tại nhiều nước châu Phi, từ Algeri đến Lybia và đương nhiên là Ai Cập.
Gần đây, với Cairo chẳng hạn cuối 2017 đôi bên đã thông báo dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và rất nhiều các hợp đồng mua bán vũ khí quan trọng.
Libya cũng là một vùng đất luôn được Matxcơva quan tâm.
Gần đây hơn Nga khiêu khích Pháp tại Trung Phi, công khai gửi hẳn cố vấn an ninh Valeri Zakharov đến Bangui cố vấn cho tổng thống Faustin Archange Touadéra giúp ông này bảo vệ quyền lực.
Trung Phi vốn được coi là "sân sau của Pháp" tại châu lục này. Giới quan sát cũng đã trông thấy những toán lính đánh thuê do tập đoàn Wagner, mà chủ nhân là một người rất thân cận với Vladimir Putin đến những vùng hiểm trở như ở Libya để hỗ trợ cho tướng Hafta, hay ở khu vực phía bắc Mozambique, tại Madagascar và cả ở Sudan.
Về mặt chính thức, Matxcơva đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự với chính quyền Mali hồi tháng 6/2019, trước đó nữa là với Burkina Faso hay với Cộng Hòa Nhân Dân Côngo...
Đổi vàng và kim cương lấy vũ khí
Một ưu điểm khác của Matxcơva trong mắt các đối tác châu Phi là vũ khí.
Nga là nhà xuất khẩu vũ khí thứ hai trên thế giới.
Theo báo cáo của Việt Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI), 35 % vũ khí của châu Phi do Nga cung cấp. Algeri hay Ai Cập và cả Nigeria, Maroc là những khách hàng luôn được tập đoàn Rosoboronexport đặc biệt chiều chuộng.
Ngoài vế quân sự, hợp tác kinh tế cũng là một ưu tiên trong quan hệ giữa Nga và châu Phi.
Có điều trong lĩnh vực này Matxcơva đi chậm mất một nước cờ.
Năm 2018, tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Nga và các đối tác châu Phi chỉ đạt 17 tỷ đô la, chưa bằng 1/10 so với giao thương giữa châu lục này với Trung Quốc.
Về kinh tế, Nga chỉ đứng hạng thứ 12 trên thế giới, thua xa Trung Quốc.
Ngoài vũ khí, Nga không có nhiều mặt hàng để chinh phục người tiêu dùng ở châu Phi.
Matxcơva cũng không có khả năng tài chính như Bắc Kinh cho phép đưa ra các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Thế nhưng, tựa như Trung Quốc, Nga cung rất quan tâm đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Lục Địa Đen.
Trong lĩnh vực này, Nga có thể đề nghị với các đối tác châu Phi cùng thăm dò và khai thác từ đất hiếm đến các mỏ vàng, đồng và cả dầu khí.
Arnaud Kalifa, chuyên gia thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, cho rằng, thượng đỉnh Sochi lần này là cơ hội để nước Nga của tổng thống Putin đẩy mạnh hợp tác, bù đắp lại thời gian đã bỏ lỡ với châu Phi, lôi kéo châu lục này thêm về phía mình để làm đối trọng với ảnh hưởng kinh tế đã quá lớn của Trung Quốc, đồng thời thu hẹp bớt ảnh hưởng chính trị, ngoại giao của phương Tây với châu Phi.
Châu Phi đang trở thành đối tượng mới trên con đường khôi phục hào quang của nước Nga trên trường quốc tế.
Tin mới
- TT Mỹ bỏ ý định tổ chức hội nghị G7 tại cơ sở đánh golf của mình - 20/10/2019 18:58
- Thái Lan : Phuket vắng khách Trung Quốc, trông cậy vào du khách Ấn - 20/10/2019 18:43
- Bắc Kinh xâm lấn Tư Chính: Tướng Lê Mã Lương lên án việc chậm khởi kiện - 20/10/2019 03:06
- Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông - 20/10/2019 02:32
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-10-2019 - 20/10/2019 01:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-10-2019 - 19/10/2019 04:39
- “Lưỡi bò” trong phim Abominable: Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông - 18/10/2019 23:20
- Việt Nam ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu - 18/10/2019 22:52
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-10-2019 - 17/10/2019 21:58
- Vì sao Nga và Mỹ bị « tê liệt » vì chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria - 17/10/2019 20:50
Các tin khác
- Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo - 17/10/2019 15:32
- Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị Viện - 17/10/2019 00:27
- Hàn – Triều đọ sức ở Bình Nhưỡng: Trận cầu ‘‘lịch sử’’ không khán giả - 16/10/2019 23:21
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-10-2019 - 16/10/2019 22:48
- Được Nga chiếu cố, ASEAN vừa mừng vừa lo - 16/10/2019 19:24
- Mỹ viện lý do nhân quyền để triệt hạ công nghệ cao của Trung Quốc - 15/10/2019 20:51
- Syria : Donald Trump đổi thái độ, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngưng bắn - 15/10/2019 18:51
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-10-2019 - 15/10/2019 18:04
- Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn - 15/10/2019 16:40
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-10-2019 - 14/10/2019 21:05