Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Anh Quốc bảo vệ chống Trung Quốc
- Chúa Nhật, 15 tháng Chín năm 2019 21:22
- Tác Giả: Tú Anh
Người biểu tình Hồng Kông chống Trung Quốc mang cờ Anh kêu gọi Luân Đôn bảo vệ, ngày 15/09/2019.
REUTERS/Athit Perawongmetha
Chủ Nhật 15/09/2019, phong trào dân chủ tổ chức một cuộc biểu tình trước toà lãnh sự Anh tại Hồng Kông yêu cầu Luân Đôn phải hành động tích cực hơn để bảo vệ dân chúng nhượng địa cũ trước chính sách của Bắc Kinh tước đoạt dần các quyền tự do.
Đến buổi chiều, hàng chục ngàn người lại xuống đường ở trung tâm thành phố.
Theo AFP, trước cơ quan đại diện ngoại giao Anh Quốc tại Hồng Kông, hàng trăm người dân tập hợp hát quốc ca Anh và giương quốc kỳ Anh Quốc và lá cờ của nhượng địa trước 1997.
Nhiều người biểu tình trách Luân Đôn thiếu cứng rắn với Bắc Kinh, không có hành động tích cực ủng hộ dân Hồng Kông trong cuộc tranh đấu bảo vệ quy chế « một quốc gia hai chế độ » đang bị Bắc Kinh từng bước phủ nhận.
Một biểu ngữ ghi hàng chữ « Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh Quốc 1984 đã trở thành vô giá trị » như vừa tố cáo Bắc Kinh nhưng cũng vừa chỉ trích Luân Đôn. Nhiều người biểu tình muốn được cấp quốc tịch Anh hay một quốc gia khác trong khối Thịnh Vượng Chung.
Từ sau 1997 đến nay, hàng trăm ngàn dân Hồng Kông được cấp hộ chiếu dành cho « Công dân Anh ở hải ngoại » gọi tắt là BNO (British National Oversea).
Theo một người biểu tình, quy chế này có thể bảo vệ người dân Hồng Kông đối phó với chính quyền Trung Quốc.
Nguyện vọng này đã được giới dân biểu Anh hưởng ứng.
Khoảng 130 dân biểu ký một bức thư ngỏ kêu gọi Liên Hiệp Anh và các nước trong khối Thịnh Vượng Chung tiếp nhận người dân Hồng Kông muốn di cư.
Cũng theo AFP, phong trào dân chủ lại xuống đường trong ngày Chủ Nhật 15/09/2019, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Hồng Kông.
Cũng xuất phát phát từ Causeway Bay (Đồng La Loan) như vào cuối tuần trước, hàng chục ngàn người kéo về khu Trung Hoàn.
Cũng như những lần trước, những hình ảnh trở thành quen thuộc lại tái diễn. Tuần hành ôn hòa biến thành những trận xung đột giữa cảnh sát và các nhóm cực đoan tìm cách tràn vào trụ sở chính quyền đặc khu.
Cảnh sát dùng lựu đạn cay, xe vòi rồng ngăn chận biểu tình, người biểu tình phản kích bằng gạch đá và bom xăng.
Tin mới
- Đối đầu với Teheran, Ả Rập Xê Út đơn độc - 18/09/2019 22:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-9-2019 - 17/09/2019 20:14
- Mike Pompeo, cột trụ cuối cùng trong chính sách ngoại giao của Donald Trump - 17/09/2019 15:33
- An ninh, điểm yếu của vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út - 17/09/2019 14:44
- Trung Quốc tăng cường kiểm soát Biển Đông với tàu tiếp tế mới - 17/09/2019 14:23
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-9-2019 - 17/09/2019 03:14
- Đối tác chiến lược Mỹ-Việt sẽ có ý nghĩa như thế nào? - 17/09/2019 00:34
- Biển Đông: Manila chiều ý Bắc Kinh, Duterte bị tố bán « tương lai » đất nước - 17/09/2019 00:13
- Cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út bị tấn công : Liên minh Riyad và Washington bị thách thức - 16/09/2019 22:17
- Biển Đông : Trung Quốc tức giận vì chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa - 16/09/2019 21:53
Các tin khác
- ‘‘Robot - Bồ Tát’’ giảng kinh: Cuộc cách mạng trong Phật giáo? - 15/09/2019 01:30
- Đức: Máy bay lên thẳng chạy điện đầu tiên đã cất cánh - 14/09/2019 19:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-9-2019 - 14/09/2019 18:17
- Quốc phòng : Lầu Năm Góc "dồn hỏa lực" về phía Trung Quốc - 14/09/2019 14:50
- Biển Đông : Tàu khu trục Mỹ áp sát các đảo tranh chấp tại Hoàng Sa - 14/09/2019 14:24
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-9-2019 - 13/09/2019 20:12
- Mặt trái Con Đường Tơ Lụa TQ: Container rỗng trên tàu qua châu Âu - 13/09/2019 16:00
- Thương chiến Mỹ-Trung : Trump không loại trừ một thỏa ước tạm thời - 13/09/2019 15:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-9-2019 - 13/09/2019 00:20
- Tư pháp Mỹ chấp thuận cho áp dụng quy định mới về nhập cư - 12/09/2019 15:51