Người đàn ông bỗng nhiên đạt giải… Nobel
- Thứ Ba, 12 tháng Bảy năm 2016 09:00
- Tác Giả: Thiên Minh (Theo ĐKN)
Kỳ tích của một nhân viên nhỏ
Ít ai ngờ rằng một người từng bị lưu ban, sống độc thân 35 năm, khi 43 tuổi vẫn đang làm tại một công ty nhỏ, mà đột nhiên nhận được giải Nobel. Câu chuyện này nhiều năm qua vẫn được cho là một kỳ tích, và người tạo nên kỳ tích này chính là ông Koichi Tanaka đến từ Nhật Bản.
Ông Koichi Tanaka sinh năm 1959 tại Nhật Bản, khi ông mới sinh ra được 1 tháng thì mẹ ông đã qua đời do bệnh nặng, sau đó chú thím đã nhận ông về nuôi dưỡng. Hồi bé do không dám nói chuyện với bạn bè nên mọi người hay cho ông là kẻ ngốc, và thường bị những bạn lớn hơn bắt nạt.
Đến năm 18 tuổi, ông đã cố gắng thi đậu vào trường đại học Đông Bắc, khi đó ngoài trường đại học Đông Kinh và Kinh Đô ra thì đây là một trường tương đối ưu tú tại Nhật Bản. Sau khi nhập học, nhìn sơ yếu lý lịch của bản thân ông mới phát hiện ra, chú thím không phải là bố mẹ đẻ của ông. Khi đó ông đã cảm thấy rất sốc.
Khi bước vào đại học, ông tự biết rằng bản thân mình không có khả năng gì nổi trội, nên mỗi ngày ông đều cố gắng học tập đến đêm khuya, nhưng thành tích của ông vẫn không được tốt. Sau đó, do 1 môn bắt buộc không đạt, nên ông đã phải học lại 1 năm. Đến khi tốt nghiệp đại học, thầy giáo phụ trách đã không chịu được và nói, “Tôi chưa từng thấy học sinh nào kém cỏi như này”.
Sau khi tốt nghiệp ước mơ của ông Koichi Tanaka là được làm kỹ thuật trong công ty Sony. Nhưng khi mới bước vào vòng 1 chọn lọc hồ sơ, ông đã bị loại ngay lập tức. Ông Koichi Tanaka khi đó chỉ còn cách lựa chọn một công ty nhỏ hơn, khi đó công ty Shimadzu vẫn chưa có tiếng tăm gì. Nhưng cũng chính công ty này đã giúp thay đổi cuộc đời của ông.
Công ty Shimadzu khi đó chuyên sản xuất các thiết bị đo đạc, và ông Koichi Tanaka chỉ làm một nhân viên bình thường ở đó. Nhưng khi ông được 28 tuổi, công ty muốn chế tạo ra một sản phẩm mới, nên đã chỉ định ông tiến hành thí nghiệm hóa học. Ông làm với tư cách là nhân viên thí nghiệm, để đo đạc chất lượng của đại phân tử sinh học.
Khi nhận được tin này đã khiến cho ông Koichi Tanaka suýt “ngất xỉu”. Trước đây ông chỉ được đào tạo chuyên ngành điện cơ, còn về hóa học thì chỉ dừng lại ở trình độ phổ thông. Nhưng ông biết, nếu như từ chối nhiệm vụ này thì rất có thể ông bị đuổi việc, nên ông chỉ còn cách gật đầu chấp nhận.
Khi đó các nhà nghiên cứu đều biết, nếu như dùng phương pháp laser photoionization để đo phân tử lượng, thì nhiều nhất cũng chỉ đo được phân tử lượng trong 1000 hợp chất. Nhưng ông Koichi Tanaka là người ngoài nghề, ông không quan tâm đến những quy luật thông thường, ông không ngừng dùng laser bắn vào đại phân tử. Thậm chí có những lúc do quá căng thẳng trong khi làm thí nghiệm, ông đã lỡ đổ glycerin vào thuốc thử Cobalt.
Ông rất phiền não không biết đã xảy ra chuyện gì, ông chỉ biết là thuốc thử này rất đắt, nếu vứt đi thì rất lãng phí, do đó ông đã tiếp tục dùng nó để làm thí nghiệm. Nhưng đây chính là điều phát sinh kỳ tích! Ông đã phân tách thành công phân tử lượng trong 10.000 hợp chất, đồng thời ông đã dựa vào điều này để viết bài luận văn hóa học đầu tiên trong đời. Mặc dù thành tựu này là vô cùng xuất sắc, nhưng công ty của ông cho rằng nó không có tác dụng nâng cao lợi nhuận cho công ty, do đó ông cũng không nhận được phần thưởng nào.
Việc này cũng chỉ là một chuyện hết sức bình thường trong cuộc đời của ông, ông vẫn làm một nhân viên bình thường như trước đây. Đến khi 35 tuổi ông mới kết hôn, vào năm 2002 khi đó ông đã 43 tuổi, ông không còn tự tin để thi lên chức và chấp nhận làm một nhân viên bình thường với đồng lương ít ỏi.
Vào ngày 9/10, trong khi đang làm thêm giờ vào buổi tối, bỗng nhiên ông nhận được một cuộc điện thoại, người ở đầu dây bên kia yêu cầu ông dùng tiếng Anh để nói chuyện. Khi đó ông chỉ nghe thấy 2 chữ là “Nobel” và “chúc mừng”, nhưng ông chỉ nghĩ rằng mình nhận một giải thưởng nhỏ nào đó, và chỉ cảm ơn một cách mơ hồ. Trong khi những đồng nghiệp của ông thì lại cho rằng đây là một trò đùa của một chương trình hài trên tivi.
Sau đó khoảng nửa giờ đồng hồ, hầu như điện thoại của công ty ông đều kêu lên, đến khi ông mở cửa ra về thì đã có rất nhiều người đã đứng đợi sẵn ở ngoài với máy quay phim, chụp ảnh để phóng vấn ông. Thì ra thông tin về việc ông dành được giải Nobel đã được truyền đi khắp thế giới, nhưng không ai biết ông Koichi Tanaka rốt cuộc là ai? Trong khi mọi người đang chờ đợi ông, thì một người mặc quần áo rất giản dị bước ra, với nụ cười ngây ngô trước ống kính, nhìn không có dáng vẻ của một học giả như họ vẫn tưởng tượng.
Ông Koichi Tanaka trở thành người đoạt giải Nobel với học vấn thấp nhất, thậm chí còn chưa được học chuyên sâu về hóa học. Không có học giả nào biết đến ông, và tư liệu của ông cũng không được tải lên kho tư liệu của các học giả. Nhưng đến khi ông dành được giải Nobel, trường đại học cũ của ông đã phong cho ông bằng danh dự tiến sĩ hóa học một cách vô điều kiện.
Khi được phỏng vấn ông đã trả lời hết sức chân thật và cảm động: “Sau khi có bằng tiến sĩ, vé máy bay của tôi đã được miễn phí nâng cấp lên vé hạng thương gia, tôi chưa bao giờ được ngồi ghế hạng thương gia, sau này tôi sẽ thử trải nghiệm một chút”. Sau đó rất nhiều những tờ báo lớn của Nhật đã đăng tải câu chuyện về ông và gọi ông là “Kỳ tích của một nhân viên nhỏ”.
Kể từ khi nhận giải thưởng, cuộc sống của ông đã có sự thay đổi lớn, ông được nhận làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học lớn ở Nhật. Cũng nhờ thế mà cổ phiếu của công ty ông lên như diều gặp gió, và cũng trở nên nổi tiếng kể từ đó. Công ty của ông còn thành lập riêng một “phòng nghiên cứu của Koichi Tanaka” để làm kỷ niệm, đồng thời mời ông làm trưởng phòng, ngoài ra ông còn nhận được chế độ đãi ngộ ngang với giám đốc.
Điều thú vị là sau khi ông nhận được giải Nobel và nhận được rất nhiều vinh dự khác nhau, nhưng ông vẫn giữ được sự khiêm tốn và giản dị như trước kia.
Related news items:
Tin mới
- Khi ngư dân chuyển nghề - 25/07/2016 20:40
- Mười một nghề ở Mỹ có lương trên $100,000 mỗi năm - 23/07/2016 19:32
- Tần số Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - 23/07/2016 10:22
- Kiện Trung Quốc, tại sao chưa? - 21/07/2016 21:53
- Nỗi khổ của hành khách tàu lửa Bắc Nam - 20/07/2016 20:39
- Người dân Tây Nam Bộ thời sông chết - 18/07/2016 21:05
- Hà Nội ngăn chặn biểu tình ủng hộ phán quyết Biển Đông - 18/07/2016 09:35
- Giải quyết vấn đề liên quan đến Formosa Hà Tĩnh thế nào? - 13/07/2016 19:26
- Điều gì sẽ xảy ra sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế? - 12/07/2016 21:23
- Sài Gòn, rác và cuộc sống của những người ‘móc bọc’ - 11/07/2016 20:52
Các tin khác
- Bữa cơm người Việt mùa biển chết - 10/07/2016 19:55
- Thảm họa Formosa: Biển đã chết khó phục hồi - 09/07/2016 23:53
- Nhiều báo ‘xé rào’ vụ Formosa khiến chóp bu CSVN tức giận - 09/07/2016 11:34
- Giáo dân Cồn Sẻ biểu tình phản đối Formosa - 07/07/2016 20:16
- Nạn buôn người và bắt cóc trẻ em ở tỉnh Nghệ An - 06/07/2016 09:56
- Formosa có thể phạm luật hình sự Việt Nam - 05/07/2016 09:14
- CSVN công bố thủ phạm làm cá chết, Formosa đền $500 triệu - 30/06/2016 23:51
- Sau Formosa, nhìn lại quy trình cấp phép xả thải ở Việt Nam - 30/06/2016 20:12
- Coi dân như không, xem môi trường như rác - 28/06/2016 14:31
- Sông Hậu có thể sẽ như Vũng Áng - 27/06/2016 19:50