Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á

Kerry au japon


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại tư dinh đại sứ Nhật ở Washington, 12/11/2013
REUTERS/Yuri Gripas


Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc.

Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Từ cuối tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».

Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu vực.

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn phương.

 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.

Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.

Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc.

 Tuy nhiên theo lời một quan chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.

Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á.

Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực tế.

Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối thập kỷ này.

Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập vùng phòng không lần này.

Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các đồng minh Châu Á của Mỹ.


Switch mode views: