Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc

van giang  Dan-oan-khieukien




Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên biểu tình hôm 20/04/2012 chống trưng thu đất đai cho dự án xây dựng khu nghỉ mát sang trọng Ecopark
REUTERS/Mua Xuan


Tình trạng nông dân Việt Nam bị tịch thu đất canh tác đã được truyền thông Tây phương quan tâm.

Từ câu chuyện của một phụ nữ người H’Mông ở Tây Nguyên, hãng thông tấn Pháp AFP giúp công luận tìm hiểu tệ nạn mà cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức ở Hà Nội gọi là “ dịch cưỡng chế dã man”.

Bà Siêu, một phụ nữ người H’ Mông ở cao nguyên Trung phần Việt Nam vẫn rơi nước mắt khóc thương những hàng cây bị đốn ngã, những ngôi mộ của tổ tiên bị đào bới trong vụ cưỡng chế năm 2011.

 Với sự bao che của cán bộ địa phương, một công ty tư doanh đã chiếm đất của người dân quê 42 tuổi này. Bà kể lại là “họ dọa đánh chết chúng tôi nếu không chịu ra đi”.

Câu chuyện của bà Siêu xảy ra trên khắp hai miền Nam-Bắc và là nguồn cội của tình trạng căng thẳng hiện nay tại Việt Nam.

Theo giới tranh đấu cho nhân quyền, đất đai trong chế độ cộng sản do Nhà nước kiểm soát còn người dân chỉ có quyền sử dụng, nhưng luật pháp lại rất mù mờ tạo cơ hội cho cán bộ địa phương và doanh nhân bất lương mặc sức chiếm hữu.

Vùng Tây Nguyên là nơi mà tình trạng chiếm đoạt, cưỡng chế khốc liệt hơn các vùng khác từ khi chính quyền cộng sản khuyến khích doanh nghiệp lên cao nguyên làm giàu qua sản xuất hạt điều, cà phê và cao su.

Theo số liệu chính thức, trước 1975, dân số ở Tây Nguyên chỉ độ 1,5 triệu, nay đã tăng gấp 4 lần. Bà Siêu căm hận: Cộng đồng người H’Mông chúng tôi gần như mất trắng.

Theo AFP, đằng sau tranh chấp đất đai còn có di sản lịch sử. Đa số sắc dân thiểu số Tây Nguyên ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh. Một số tiếp tục tranh đấu đòi tự trị hay độc lập với sự hậu thuẫn của các tổ chức hải ngoại.

Những cuộc biểu tình phản kháng giữa thập niên 2000 đã bị chính quyền đàn áp không nương tay và những người lãnh đạo vẫn còn bị truy nã. Tháng 5 vừa qua, có tám người bị kết án tù (đạo Hà Mòn).

Một chuyên gia Úc về tình hình Việt Nam, Adam Fforde, đại học Victoria, phân tích xung khắc đất đai không giới hạn chỉ ở Tây Nguyên.

Một số người phát hiện là có đất gần thành phố họ sẽ làm giàu nhanh hơn là trồng cà phê.

Đối với cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ dấn thân chống tham nhũng từ thập niên 1980, thì tình trạng dân bị chiếm đất đã biến thành “đại dịch”.

70% đơn kiện của dân oan là liên quan đến tình trạng cưỡng chế.

Người khiếu kiện bị chính quyền “ném” từ cấp xã , lên cấp huyện, cấp tỉnh, rồi cuối cùng họ phải lên tận Hà Nội.



Switch mode views: