Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Số phận Carlos Ghosn khiến giới đầu tư ngoại quốc ở Nhật Bản lo ngại

nissan ghosn

Ảnh minh họa : Ông Carlos Ghosn, lúc đến họp báo ở Rio de Janeiro, Brazil, 4/01/2016.
REUTERS/Ricardo Moraes/File Photo

 

Carlos Ghosn là ví dụ thành công hiếm hoi của một lãnh đạo tập đoàn lớn người nước ngoài ở Nhật Bản.

Sự suy sụp đột ngột của ngôi sao này, kèm theo là cách đối xử khắc nghiệt đối với ông đã tạo nên một cú sốc nơi các doanh nhân ngoại quốc khác, bắt đầu lo lắng trước nguy cơ bị kẹt vào cái bẫy của những quy định mà họ không nắm chặt.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong giới kinh doanh, trường hợp Carlos Ghosn đã được bàn tán xôn xao từ lúc nhân vật này bị bắt vào ngày 19/11/2018 ở Tokyo, khi máy bay riêng ông vừa đáp xuống.

Về phía Nhật Bản, người ta luôn nhấn mạnh trên tính chất cá biệt của vụ việc.
Ông Seiji Nakata, chủ tịch hãng tài chính Daiwa Securities chẳng hạn, khẳng định rằng vụ Carlos Ghosn là « một vấn đề đặc thù ».
Ông cho biết là có tiếp xúc với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài và « họ không hề tỏ ra lo lắng. »

Thế nhưng, khi trả lời AFP, một số người, xin ẩn danh, đã có nhận định khác, xem vụ việc đó là « một cơn chấn động ».
Một lãnh đạo công ty hoạt động ở Nhật ghi nhận : « Carlos Ghosn là một biểu tượng thành công kiểu Pháp, và vụ việc đã làm giảm nhuệ khí của giới trẻ đang lao vào địa hạt kinh doanh và quản lý ».

Cách xử sự « bên trọng bên khinh »

Dù ông Ghosn có tội hay không, luật pháp sẽ phán xét, nhưng trước mắt, cách ngành tư pháp Nhật đối xử với cựu lãnh đạo Nissan, và hiện vẫn là chủ tịch tổng giám đốc Renault, đã gây sốc.
 Ông Ghosn hiện vẫn bị tù, và đã bị giam như thế 50 ngày, trong lúc những lãnh đạo khác người Nhật, có khi còn chẳng hề bị câu lưu, như trong vụ bê bối Toshiba.

Lãnh đạo công ty Pháp mà AFP đã hỏi ở trên ghi nhận : « Người ta có cảm giác là có tình trạng bên trọng bên khinh, ông Ghosn phải chịu cảnh như thế vì ông là người nước ngoài ».
Bên cạnh đó, đã từng có nhiều vụ lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản bị bắt và giam giữ nhiều ngày, nhưng không gây ồn ào như trong vụ Carlos Ghosn.

 Theo một đại diện cộng đồng người Pháp tại Nhật Bản, « một cách xử lý như thế, kèm theo với việc dàn dựng ồn ào về mặt truyền thông, đã tạo nên cảm giác bất an nơi những người chủ doanh nghiệp khác ».

Theo luật sư Nobuo Gobara, dạn dầy kinh nghiêm về những loại hồ sơ này, đây không « chỉ là vấn đề của riêng ông Ghosn, mà là một vấn đề quan trọng tác động đến Nhật Bản trong tư cách một đất nước và một xã hội ».

Theo luật sư Gobara, cần xét lại vấn đề quyền hạn của các công tố viên, cũng như thái độ của tập đoàn Nissan, đã mở điều tra nội bộ rồi chuyển thẳng hồ sơ cho ngành tư pháp thay vì trực tiếp đối chất trước với ông Ghosn.

Luật sư này không ngần ngại kết luận : « Nếu quý vị là lãnh đạo công ty nước ngoài có thu nhập cao, tôi nghĩ là khi thấy sự vụ như thế, quý vị sẽ sợ khi đến làm việc ở Nhật Bản ».
Theo AFP, giờ đây, nhiều người đang lo ngại mình có thể trở thành nạn nhân của luật pháp Nhật rất khó hiểu.


 
 
 
 
Switch mode views: