Đến lượt Đinh La Thăng đổ tội cho Nguyễn Tấn Dũng
- Thứ Tư, 10 tháng Giêng năm 2018 19:36
- Tác Giả: Người Việt
Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị CSVN bị dẫn giải vào tòa án ở Hà Nội hôm 8 Tháng Giêng 2018 vì bị cáo buộc “Cố ý làm trái...” (Hình: AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Đinh La Thăng đổ tội “Cố ý làm trái…” tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) bắt nguồn từ “chủ trương đúng, có quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
Trong ngày thứ hai của vụ án xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm về các tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng…” và “Tham ô tài sản,” qua dự án nhiệt điện Thái Bình II, người ta lần đầu tiên nghe thấy ông Đinh La Thăng xác định trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng khi đó là thủ tướng chính phủ.
Ông Đinh La Thăng nhìn nhận “chỉ đạo quyết liệt và có lúc nôn nóng” để thực hiện thật nhanh dự án nhiệt điện Thái Bình 2 nên đã giao cho Tổng Công Ty PVC của Trịnh Xuân Thanh làm “tổng thầu.”
Tuy nhiên, ông khai rằng vì việc cấp bách nên “đã thay mặt HĐTV (Hội Đồng Thành Viên Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam) ký báo cáo gửi thủ tướng chính phủ, xin phép giao PVC làm tổng thầu.”
Ông Thăng cho rằng khi nhận dự án nhiệt điện Thái Bình II, tổng công ty PVC “năm 2010, có lãi 1,000 tỷ đồng đồng thời PVN cũng bán 40% cổ phần của PVC, thu được 2,500 tỷ đồng” và nếu có khó khăn “nhất thời cũng là bình thường.”
Lời khai của ông khác với lời khai của thuộc cấp xác nhận khi được “tạm ứng” số tiền hơn 6 triệu đô la và hơn 1,300 tỉ đồng, PVC của Trịnh Xuân Thanh đang cơn khốn đốn tài chính, vội vã đem trả nợ ngân hàng 700 tỉ đồng và đắp vào các dự án khác gần hết số tiền đó, thay vì dùng để tiến hành xây dựng nhiệt điện Thái Bình II.
Bản cáo trạng cáo buộc ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo thực hiện dự án nhiệt điện Thái Bình II bằng những văn bản trái luật.
Lúc đầu là hợp đồng số 33, sau thấy sai vì “không phù hợp với nghị đình số 48 của chính phủ,” đổi thành hợp đồng khác, nhưng vẫn sai.
Theo tường thuật phiên tòa của VNExpress, “Ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVC) là người tiếp theo đối chất.
Ông khai hợp đồng 33 không đủ điều kiện thực hiện, tạm ứng; dù sau đó đổi sang hợp đồng 4194 nhưng chỉ đổi chủ thể nên bản chất vẫn là chưa đủ điều kiện.”
“Vì sao chưa đủ điều kiện tạm ứng mà bị cáo cùng bị cáo Đinh La Thăng lại có bút phê về việc tạm ứng?,” thẩm phán hỏi.
Ông Khánh phủ nhận có bút phê. Thẩm Phán Toàn ngay sau đó giơ công văn và đọc bút phê của ông Thăng với nội dung “chuyển anh Khánh – phó tổng giám đốc xử lý, cho PVC tạm ứng 1,000 tỷ đồng.”
Các thuộc cấp của ông Thăng khai họ bị thúc ép chuyển tiền gấp cho PVC của Trịnh Xuân Thanh bất chấp luật lệ.
Giải thích tại sao lại “cố ý làm trái,” ông Đinh La Thăng nhìn nhận “làm sai quy trình,” tức trái luật lệ của chế độ.
Theo báo Kinh Tế và Tiêu Dùng “Bị cáo Chương khai tại cuộc họp 31 Tháng Ba, ông Đinh La Thăng có chỉ đạo rà soát lại hợp đồng để ký lại giữa PVC và PVN.
Đến 1 Tháng Sáu thì yêu cầu ban quản lý dự án tạm ứng 10% giá trị hợp đồng. Theo lời bị cáo Chương, ông ta còn bị ông Đinh La Thăng gọi lên hỏi tại sao không chuyển tiền cho PVC.
Bị “sếp” hỏi, ông Chương đã bảo Thăng xem lại công văn hợp đồng 33 không phù hợp với nghị định số 48 của chính phủ… “Sau đó bị cáo Thăng gọi Nguyễn Xuân Sơn lên hỏi tại sao các ông không chuyển tiền.
Lúc đó tôi thấy hợp đồng mới chuyển đổi chủ thể, hợp đồng có 2 trang, chưa có phòng ban nào ký nháy vào đó,” bị cáo Chương khai tại tòa.
Các thuộc cấp đều đổ hết tội lên đầu ông Thăng. Ông Thăng lại đẩy tội lên Bộ Chính Trị và đặc biệt là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người ta không rõ liệu ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị bị triệu đến tòa để đối chất hay không.
Trong các vụ án tham nhũng và “cố ý làm trái…” tại tổng công ty tàu biển Vinalines và tập đoàn đóng tàu Vinashin mấy năm trước, từng có tin ông Dũng bị truy trách nhiệm, ảnh hưởng tới cái ghế thủ tướng cũng như sự nghiệp chính trị của ông, nhưng ông ta chỉ có ít lời công khai nhận lỗi là xong.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ chính trị tranh cái ghế tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.
Đinh La Thăng và một số chức sắc tại Bộ Công Thương bị kỷ luật thời gian vừa qua được coi như tay chân thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đương quyền. (TN)
Tin mới
- ‘Khách sạn phụ sản’ Trung Quốc ở Irvine lại bị bố ráp - 12/01/2018 04:16
- Diễn đàn Lan Thương-Mêkông: Bắc Kinh hào phóng với Phnom Penh - 12/01/2018 03:48
- CIO sẽ "dễ dãi" với việc Bắc Triều Tiên dự Olympic 2018? - 12/01/2018 00:31
- Ấn Độ lần đầu tiên mời toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN đến dự Quốc Khánh - 12/01/2018 00:24
- Ngoại trưởng Iran đến Bruxelles tìm hậu thuẫn cho thỏa thuận hạt nhân - 11/01/2018 22:59
- Quân đội Miến Điện thừa nhận dính líu đến một vụ giết người Rohingya - 11/01/2018 22:12
- Việt Nam: Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 14-15 năm tù - 11/01/2018 21:45
- Mỹ công bố bảng xếp hạng thế giới về an ninh cho du khách - 11/01/2018 21:21
- Donald Trump không loại trừ đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng - 11/01/2018 21:07
- Apple bán iCloud cho một công ty Trung Quốc - 11/01/2018 08:39
Các tin khác
- Mưa lũ và lở đất ở California: 13 người chết, hàng ngàn người di tản - 10/01/2018 19:27
- Việt Nam thúc đẩy việc tham gia lực lượng duy trì hòa bình quốc tế - 10/01/2018 19:13
- Miến Điện : Hai nhà báo Reuters có nguy cơ lĩnh án 14 năm tù - 10/01/2018 19:01
- Mỹ lại tố cáo Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông - 10/01/2018 18:51
- Tổng thống Pháp kết thúc chuyến thăm Trung Quốc - 10/01/2018 17:50
- Bẩy nước Nam Âu họp thượng đỉnh về di dân - 10/01/2018 17:41
- Một thẩm phán Mỹ tạm duy trì chương trình DACA giúp giới trẻ nhập cư - 10/01/2018 17:35
- Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên - 10/01/2018 17:23
- Việt Nam thành lập Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng - 09/01/2018 23:41
- Paris - Bắc Kinh : Thỏa thuận xây dựng nhà máy xử lý chất thải hạt nhân tại Trung Quốc - 09/01/2018 22:59