Pháp : Tổng thống Macron công du Phi Châu
- Thứ Ba, 28 tháng Mười Một năm 2017 21:24
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước các sinh viên trường đại học Ouagadougou, Burkina Faso ngày 28/11/2017.
REUTERS/Philippe Wojazer
Trong nỗ lực « canh tân » quan hệ Pháp - Phi và gia tăng ảnh hưởng tại châu lục đen, tổng thống Emmanuel Macron ngày 28/11/2017 mở chuyến công du châu Phi đầu tiên, với chặng đầu tiên là Burkina-Faso, trước khi bay qua hai nước Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) và Ghana.
Giới trẻ châu Phi, được lãnh đạo Pháp, cùng thế hệ, đặc biệt lưu tâm với thông điệp « dân chủ không thể đảo ngược ».
Hoạt động đầu tiên của tổng thống Pháp tại Ougadoudou, sau khi hội kiến với tổng thống Christian Kaboré, là bài diễn văn trước một cử tọa 800 sinh viên Burkina-Faso vào sáng ngày 28/11.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh là ông thuộc thế hệ « biết đến châu Phi qua người hùng Nam Phi Nelson Mandela và chiến thắng chính trị chống chính sách kỳ thị chủng tộc Apartheid ».
Ông đến đây để lắng nghe giới trẻ, hôm nay ở Burkina-Faso và ngày mai ở Côte d’Ivoire và Ghana.
Cũng theo tổng thống Pháp, ông không có bài học nào để « lên lớp » tuổi trẻ châu Phi, nhưng chuyện cần thiết là phải « giúp cho nền dân chủ ở châu Phi không bị đảo ngược ».
Theo AFP, tổng thống Pháp tìm cách chinh phục giới trẻ châu Phi càng ngày càng bài xích sự hiện diện của quân đội Pháp trong bối cảnh phải đối phó với khủng bố đe dọa vùng sa mạc Sahara, cũng như ngăn chận làn sóng di dân sang châu Âu.
Để chứng tỏ ông thuộc thế hệ mới, cách xa với qua khứ thực dân, tổng thống Emmanuel Macron tập trung vào các chủ đề hợp tác kinh tế, xí nghiệp liên doanh, giáo dục, thể thao, năng lượng sạch, thay vì viện trợ phát triển.
Các câu hỏi của sinh viên được trả lời trực tiếp, không sàng lọc.
AFP ghi nhận có một cuộc biểu tình với ý định chận đường đoàn xe tổng thống Pháp với biểu ngữ « đả đảo phương Tây bóc lột ».
Điện Elysée nhìn nhận là hình ảnh nước Pháp không được tốt trong công luận Burkina-Faso.
Năm 2014, khi cựu tổng thống Blaise Compaoré bị đường phố lật đổ, Paris đã đem nhân vật này qua Côte d’Ivoire an toàn.
Tin mới
- Trục Âu-Phi tạo thế chân vạc với Mỹ-Trung - 30/11/2017 20:50
- Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử - 30/11/2017 20:42
- NBC sa thải Matt Lauer vì có ‘hành vi tình dục không thích hợp’ - 29/11/2017 23:59
- Trung Quốc thúc đẩy xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á - 29/11/2017 19:50
- Thượng đỉnh Âu-Phi khai mạc với trọng tâm là thảm nạn di dân - 29/11/2017 17:46
- Mỹ hứa hỗ trợ châu Âu trước « sự tấn công » của Nga - 29/11/2017 17:15
- Trump ủng hộ cuốn sách trắng khiến Bắc Kinh nóng mặt - 29/11/2017 04:45
- Đức : An ninh được thắt chặt ở chợ Noel Berlin - 29/11/2017 03:03
- Đại học Bình Nhưỡng, nơi đào tạo những lãnh đạo tương lai - 28/11/2017 21:50
- Châu Phi mơ về «Con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc - 28/11/2017 21:33
Các tin khác
- Nhật Bản: Bình Nhưỡng dường như chuẩn bị phóng tên lửa - 28/11/2017 21:15
- Trung Quốc : Tướng « tham ô » tự tử - 28/11/2017 21:08
- Syria : Hòa đàm Genève mở lại nhưng Damas vắng mặt - 28/11/2017 16:56
- Tại Bangladesh, người tị nạn Rohingya mong ngóng giáo hoàng Phanxicô - 28/11/2017 16:46
- Việt Nam hợp tác với Pháp phát hành tem biển đảo khẳng định chủ quyền lãnh thổ - 28/11/2017 01:32
- Hungary: Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc và 16 nước Đông - Trung Âu - 28/11/2017 01:16
- Một nửa dân Nhật chưa muốn vội xích lại gần Trung Quốc - 28/11/2017 00:05
- Philippines : Người Hồi giáo biểu tình lớn vì hòa bình - 27/11/2017 23:55
- Pakistan: Dưới áp lực của Hồi Giáo cực đoan, bộ trưởng Tư Pháp từ chức - 27/11/2017 23:48
- Mỹ: Bầu cử bang Alabama, yếu tố quan trọng đối với nhiệm kỳ của D.Trump - 27/11/2017 18:43