Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng Rohingya: Hai quan chức Liên Hiệp Quốc lên án chính quyền Miến Điện

rohingya-bangladesh

Người Rohingya vượt biên giới sang tị nạn tại Palang Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh. (Ảnh chụp ngày 19/10/2017)
REUTERS

Cộng đồng quốc tế tiếp tục có những phản ứng trước cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện.

Hôm qua 18/10/2017, hai quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc lên tiếng khẳng định rằng, chính quyền Miến Điện đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, thất bại trong việc bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya khỏi bạo lực, và kêu gọi quốc tế xem xét về khả năng coi cuộc truy bức sắc tộc này là tội ác chống nhân loại hay không.

Trong một thông cáo chung, ông Adama Dieng, quan chức phụ trách ngăn chặn nạn diệt chủng, và ông Ivan Simonovic, cố vấn đặc biệt về trách nhiệm bảo vệ, đã viện dẫn 3 tội ác mà quân đội Miến Điện đã phạm phải, và phải bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế, đó là tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

Hai quan chức theo dõi vấn đề nhân quyền ở Miến Điện thậm chí đã chỉ trích sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong chính nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền và duy trì hòa bình.
Họ kêu gọi chính quyền của bà Aung San Suu Kyi cần phải có những biện pháp tức thời nhằm ngăn chặn bạo lực tại bang Rakhine, và yêu cầu Naypyidaw để Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập tại bang Rakhine.

Cũng trong ngày hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lên tiếng bày tỏ sự «quan ngại đặc biệt» đối với cuộc khủng hoảng tị nạn của sắc dân thiểu số theo Hồi giáo này, đồng thời lên án lãnh đạo quân đội Miến Điện, phải chịu «trách nhiệm» về thảm trạng này.

Tuy nhiên, khác với hai quan chức phụ trách nhân quyền Liên Hiệp Quốc, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phần nào bày tỏ sự thông cảm đối với chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

Ông Tillerson cho biết đã điện đàm trao đổi với nhà lãnh đạo dân sự Miến Điện, và hiểu được vị thế khó khăn của «một chính phủ có quyền lực bị chia sẻ», nơi mà quân đội vẫn nắm giữ quyền lực quan yếu trong vấn đề an ninh.

Cuộc truy bức sắc tộc do quân đội tiến hành ở Miến Điện nổ ra khi những chiến binh Hồi giáo Rohingya tấn công lực lượng cảnh sát hôm 25/08/2017.
Theo Liên Hiệp Quốc, kể từ khi bùng phát bạo lực, đã có trên 580 000 người Rohingya phải tị nạn sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Switch mode views: