Ấn Độ phát triển tên lửa có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc
- Thứ Sáu, 14 tháng Bảy năm 2017 00:54
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ảnh minh họa : Hỏa tiễn Agni V được phóng từ đảo Wheeler, Ấn Độ ngày 19/04/2012.
REUTERS/DRD
Hãng tin Ấn Độ PTI ngày 13/07/2017, đã trích dẫn một bài báo trên số tháng 7 và 8 của tạp chí điện tử After Midnight cho biết: 2 chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Mỹ nhận định rằng mục tiêu trọng yếu trong chiến lược phát triển tên lửa hạt nhân của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc chứ không phải Pakistan như trước đây, và New Delhi đang chế tạo những loại tên lửa có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc từ các căn cứ đặt ở miền nam Ấn Độ .
Theo hai ông Hans M Kristensen và Robert S Norris, Ấn Độ hiện đã sản xuất đủ plutonium dùng cho khoảng 150-200 đầu đạn hạt nhân, nhưng dường như chỉ mới chế tạo từ 120-130 đầu đạn.
Về các tên lửa mang đầu đạn nguyên tử, hai chuyên gia Mỹ liệt kê trước tiên loại Agni-2, có thể được phát triển để nhắm vào các mục tiêu ở miền Tây, miền Trung, và miền Nam Trung Quốc.
Agni-2 là bước cải tiến mới của Agni-1 – loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân với tầm hoạt động trên 2.000 km.
Ngoài ra, tên lửa Agni-4 của Ấn Độ sẽ đủ khả năng từ phía đông bắc Ấn Độ tấn công hầu hết các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc, kể cả Bắc Kinh và Thượng Hải.
New Delhi cũng đang phát triển Agni-5 - gần đạt tới chuẩn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đủ khả năng phóng đầu đạn hạt nhân tới nơi cách xa trên 5.000 km.
Đối với hai chuyên gia Mỹ : « Tầm bắn xa hơn sẽ cho phép Quân Đội Ấn Độ bố trí các căn cứ Agni-5 ở miền Trung và miền Nam nước này, cách rất xa lãnh thổ Trung Quốc ».
Hai chuyên gia hạt nhân Mỹ cho rằng New Delhi hiện đang vận hành 7 phương tiện có thể mang đầu đạn hạt nhân: 2 máy bay, 4 tên lửa đạn đạo phóng đi từ mặt đất và 1 tên lửa đạn đạo phóng từ biển, nhưng « có ít nhất 4 hệ thống nữa đang trong quá trình phát triển..., với các tên lửa tầm xa phóng từ đất liền và từ biển, có thể được triển khai trong vòng 1 thập kỷ tới ».
Tin mới
- Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba - 14/07/2017 23:34
- ADB : Biến đổi khí hậu là một tai họa đối với Châu Á–Thái Bình Dương - 14/07/2017 23:17
- Venezuela : Hội Đồng Giám Mục tiếp tục phản đối việc bầu Quốc Hội lập hiến - 14/07/2017 23:12
- Bắc Triều Tiên: Vì sao trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vô hiệu ? - 14/07/2017 23:03
- Khải Hoàn Môn Paris và ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt - 14/07/2017 22:31
- Thêm một con tin Việt Nam thiệt mạng tại Philippines - 14/07/2017 20:18
- Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba - 14/07/2017 03:41
- Russia Gate: Nga bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, Trump bảo vệ con trai - 14/07/2017 02:39
- Ý chỉ trích châu Âu thiếu nỗ lực trong hồ sơ di dân - 14/07/2017 02:31
- Philippines có thể khoan dầu trở lại ở Biển Đông trong năm nay - 14/07/2017 01:28
Các tin khác
- Quốc khánh Pháp: Trump tìm tiếng nói chung với Paris bất chấp nhiều bất đồng - 14/07/2017 00:46
- Biển Đông: Philippines được kêu gọi học tập Việt Nam về đối ngoại - 14/07/2017 00:30
- Mỹ muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc - 14/07/2017 00:18
- Bắc Kinh cải chính báo cáo thương mại Trung-Triều của Mỹ - 14/07/2017 00:02
- Tokyo phản đối tàu võ trang Bắc Triều Tiên đe dọa tàu tuần tra Nhật - 13/07/2017 23:54
- Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti: 5 lý do Ấn Độ phải lo lắng - 13/07/2017 23:47
- Biển Đông : Bắc Kinh toàn thắng khi chống phán quyết La Haye? - 12/07/2017 23:01
- Trung Quốc : Các tổ chức nhân quyền nghi ngờ hồ sơ bệnh án của Lưu Hiểu Ba - 12/07/2017 19:13
- Hậu La Haye : Nhật giúp Manila đối mặt với Trung Quốc ở Biển Đông - 12/07/2017 19:02
- Trung Quốc đưa quân trấn đóng căn cứ tại châu Phi - 12/07/2017 18:27