Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh G20 và các hồ sơ bất đồng

g20-germany-protest 2

Ảnh biếm họa các lãnh đạo G20 sắp đến Hamburg, Đức, họp thượng đỉnh.
REUTERS/Wolfgang Rattay

Thượng đỉnh G20 bắt đầu ngày 07/07/2017 tại thành phố Hamburg- Đức, được cho là một trong những cuộc họp bất đồng nhất trong những năm gần đây.

Trong hai ngày làm việc, lãnh đạo 20 nước phải đề cập đến năm hồ sơ khó khăn nhất, như biến đổi khí hậu, tự do thương mại, chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, khủng hoảng Syria và Ukraina.

Trên hồ sơ khí hậu, kể từ khi Hoa Kỳ thông báo ngày 01/06/2017 rút khỏi Hiệp định Paris, hầu như không có cơ may đạt được một sự đồng thuận tại G20 lần này.

Tổng thống Mỹ cam kết giúp thủ tướng Đức tổ chức thành công thượng đỉnh G20, song không một nước nào hy vọng nguyên thủ Mỹ thay đổi lập trường về khí hậu chỉ trong vòng hai ngày.

 Trong khi đó, khối 20 nước giầu nhất thế giới thải đến 75% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Vấn đề thương mại là cội nguồn gây bất đồng giữa các nước với chính sách bảo hộ mậu dịch « Nước Mỹ trước đã » của tổng thống Donald Trump.

Tiếp theo là vấn đề sản xuất dư thừa của Trung Quốc, trong đó có sản lượng thép.
Cuối cùng là quan hệ giữa Berlin và Washington không mấy tốt đẹp vì tổng thống Mỹ nhiều lần chỉ trích thặng dư thương mại của Đức và đe dọa đánh thuế để đáp trả.

Chương trình hạt nhân và vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên là điểm gây bất đồng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Trong vài ngày qua, với những lời lẽ thiếu ngoại giao, tổng thống Mỹ đã thúc giục Bắc Kinh gây thêm sức ép với Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, chính quyền Tập Cận Bình vừa kêu gọi Washington bình tĩnh trước cuộc khủng hoảng đang làm quan hệ hai nước xấu đi, vừa khẳng định « đã nỗ lực hết sức » để giải quyết vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Khủng hoảng Syria gây bất đồng giữa Nga và Hoa Kỳ và sẽ được đề cập trong cuộc gặp thượng đỉnh song phương bên lề G20.
Cả hai ông Putin và Trump đều thừa nhận quan hệ giữa hai nước xấu đi trong những tháng vừa qua, do bất đồng về các bước đi tiếp theo ở Syria.

Cuối cùng, lập trường của Nga và Mỹ vẫn cách xa nhau trong hồ sơ xung đột tại miền đông Ukraina.
Cả hai phe chính phủ và ly khai Ukraina đều cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn theo thỏa thuận Minks 2015.

Bên lề G20, một cuộc gặp bốn bên, bao gồm Nga, Mỹ, Pháp, Đức sẽ được tổ chức để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraina.

Switch mode views: