Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức quyết đoạn tuyệt với quá khứ Quốc Xã và cải tổ quân đội

germany-security-army


Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Ursula von der Leyen (G), trong chuyến thanh sát trại đóng quân Illkirch, ngày 3/05/2017.
REUTERS/Vincent Kessler

Quân đội Đức thông báo ngày 10/05/2017 một kế hoạch thay đổi quân lệnh nội bộ nhằm cấm quân nhân tôn sùng các biểu tượng của quân đội thời Quốc Xã.

Quyết định trên được đưa ra sau khi hai quân nhân bị bắt giữ vì tàng trữ nhiều di vật thời chế độ quốc xã 1935-1945.

Sau buổi trả lời chất vấn trước một ủy ban ở Hạ Viện về vụ tai tiếng khiến chính phủ Đức khó xử trong những ngày qua, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Ursula von der Leyen khẳng định « sẽ tu chính sắc lệnh liên quan đến các truyền thống » trong quân đội Đức vì văn bản có hiệu lực cho đến nay được áp dụng từ năm 1982 và « để một vài kẽ hở » dễ bị lợi dụng.

Bà cũng đánh giá quân đội phải có cơ chế cảnh báo các sự cố và mối đe dọa tiềm tàng một cách hiệu quả hơn và điều quan trọng là phải phát triển giáo dục chính trị cho quân nhân.

Về hai quân nhân hiện bị giam giữ và được cho là quá gần gũi với cực hữu, một người là trung úy Franco Albrecht, 28 tuổi, bị tình nghi lên kế hoạch tiến hành khủng bố nhắm vào các chính trị gia Đức mà họ cho là quá ưu ái đối với nhập cư.

Người bị bắt thứ hai, được cảnh sát Đức thẩm vấn ngày 09/05, là một sinh viên.

Trong khuôn khổ một cuộc điều tra, chính quyền phát hiện nhiều di vật từ thời Đức quốc xã 1935-1945 trong một gian phòng chung của lữ đoàn Pháp-Đức đóng tại Illkirch (ngoại ô thành phố Strasbourg, Pháp), doanh trại của hai quân nhân Đức bị bắt.

Nhiều đồ vật khác được phát hiện ít lâu sau tại một doanh trại khác ở Donaueschgen (tây nam Đức), buộc bộ Quốc Phòng ra lệnh thanh tra tất cả các tòa nhà thuộc quân đội.

Trước tai tiếng này, rất nhiều cơ quan truyền thông Đức ngạc nhiên vì một số doanh trại con mang tên tướng Wehrmacht Erwin Rommel, được mệnh danh là « Con Sói Hoang Mạc » vì các chiến dịch quân sự tại Bắc Phi do ông chỉ huy trong Thế Chiến II.

Switch mode views: