Bí mật ngân hàng: Đức bắt một người bị nghi làm gián điệp cho Thụy Sĩ
- Thứ Hai, 01 tháng Năm năm 2017 18:58
- Tác Giả: Trọng Thành
Ảnh minh họa : Đức bắt giữ công dân Thụy Sĩ Daniel M. ngày 28/04/2017.
Getty Images / WOtto WOtto
Trong khi chờ đợi các thông tin về tài khoản của công dân Đức tại Thụy Sĩ được minh bạch hóa theo các thỏa thuận quốc tế mới, chính quyền Đức tiến hành mua lại thông tin qua một nguồn thứ ba, để kịp thời truy thu các khoản trốn thuế. Thụy Sĩ tìm cách ngăn chặn.
Hôm 28/04/2017, một công dân Thụy Sĩ đã bị bắt tại Francfort, người này bị cáo buộc làm gián điệp cho Thụy Sĩ.
Thông tín viên Nathalie Versieux tường trình từ Berlin,
« Theo cơ quan công tố Đức, Daniel M., 54 tuổi, làm việc từ năm 2012 cho cơ quan tình báo Thụy Sĩ NDB.
Nhiệm vụ của người này tại Đức là tìm cách phát hiện ra bằng cách nào chính quyền Berlin đã có thể mua được các thông tin lấy trộm từ các ngân hàng Thụy Sĩ, về những công dân Đức có tài khoản tại nước này.
Chỉ riêng bang Nordrhein-Westfalen, miền tây bắc nước Đức, kể từ năm 2010, đã mua 11 đĩa CD dữ liệu đánh cắp, trong đó có các thông tin quan trọng về những người Đức cất giấu tiền tại Thụy Sĩ, để trốn thuế.
Số tiền mà Đức phải trả cho các thông tin này là 18 triệu euro.
Tuy nhiên, chính quyền Đức đã thu lại được bảy tỉ euro, bao gồm tiền lậu thuế và tiền phạt những người gian lận.
Hoạt động chống lậu thuế mang lại nguồn thu lớn cho cơ quan thuế vụ Đức đe dọa sự thịnh vượng tài chính của nước láng giềng, trong bối cảnh Thụy Sĩ đã buộc phải, ít nhất là về mặt chính thức, từ bỏ nguyên tắc bí mật ngân hàng.
Chính quyền bang Nordrhein-Westfalen khẳng định : Việc bắt giữ nhân vật bị tình nghi là gián điệp nói trên cho thấy Thụy Sĩ đang chơi trò hai mặt với nguyên tắc bí mật ngân hàng ».
Bí mật ngân hàng từng được coi là một nguyên tắc thiêng liêng, là cơ sở cho sự thịnh vượng của các vương quốc ngân hàng như Thụy Sĩ. Nhưng điều này đang kết thúc.
Những năm gần đây, nỗ lực minh bạch ngân hàng, chống lậu thuế đạt nhiều kết quả.
Nguyên tắc trao đổi tự động thông tin về tài khoản ngân hàng (AEOI) giữa chính quyền các nước bắt đầu được áp dụng.
Năm 2017, đã có 56 quốc gia tham gia, trong đó có tất cả các nước Liên Hiệp Châu Âu.
Thụy Sĩ cùng hơn 40 quốc gia khác sẽ tham gia vào năm 2018.
Tin mới
- Bắc Triều Tiên : Lại có những dấu hiệu hoạt động tại bãi thử hạt nhân - 03/05/2017 16:45
- Bắc Triều Tiên : Mỹ cân nhắc nhiều giải pháp tại Hội Đồng Bảo An - 03/05/2017 16:37
- Thái Lan : Lộ diện một mạng lưới nô lệ tình dục trẻ em quy mô lớn - 03/05/2017 15:58
- Pháp : Hai ứng cử viên tổng thống chuẩn bị tranh luận truyền hình - 03/05/2017 15:51
- Tổng thống Venezuela đề nghị ra Hiến Pháp mới - 02/05/2017 14:47
- Putin tiếp Merkel, điện đàm với Trump - 02/05/2017 14:35
- Bầu cử Pháp : Nhiều chủ tập đoàn báo động về mối đe dọa Le Pen - 02/05/2017 14:27
- Với Bắc Triều Tiên, Trump sẵn sàng phá lệ - 02/05/2017 14:21
- Tổng thống Philippines Duterte chưa nhận lời mời thăm Mỹ - 02/05/2017 14:13
- Tổng thống Venezuela ra một loạt hứa hẹn trấn an dân chúng - 01/05/2017 19:04
Các tin khác
- Tại Mỹ, Ngày Quốc Tế Lao Động 01/5 trở thành « ngày vì dân nhập cư » - 01/05/2017 17:56
- Bầu cử Pháp: Chính cử tri của Le Pen bị thiệt thòi vì chính sách bảo hộ - 01/05/2017 17:47
- Lễ Lao Động tại Pháp khởi đầu tuần lễ quyết định bầu tổng thống - 01/05/2017 17:33
- Tàu chiến Trung Quốc tới cảng Davao Philippines - 01/05/2017 17:24
- Giám đốc CIA tới Hàn Quốc - 01/05/2017 16:53
- TT Donald Trump mời các đồng minh châu Á thăm Mỹ - 01/05/2017 16:46
- Bầu cử tổng thống: Lao động Pháp phân tán lực lượng trước đảng cực hữu - 01/05/2017 16:20
- Liên Hiệp Châu Âu "thống nhất đường lối" đàm phán với Luân Đôn - 30/04/2017 19:09
- Pháp: Ứng viên TT Macron được một nhân vật cánh trung có uy tín ủng hộ - 30/04/2017 18:45
- TT Philippines hy vọng sớm có được bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông - 30/04/2017 18:37