Bầu cử tổng thống 2017 : Viễn cảnh nào cho nền chính trị Pháp ?
- Thứ Năm, 16 tháng Ba năm 2017 21:03
- Tác Giả: Minh Anh
Con tàu «bầu cử tổng thống» của giới truyền thông đi khắp nước Pháp, từ ngày 05/03 đến 13/04/2017AFP/Benjamin Cremel
Bất ngờ, đầy kịch tính và bất định, bầu cử tổng thống năm nay có lẽ sẽ không giống với bất kỳ cuộc bầu cử nào trong lịch sử nền Đệ ngũ cộng hòa Pháp.
Một cuộc bầu cử chứa đầy những diễn biến bất ngờ dồn dập, vượt ngoài dự đoán của giới chuyên gia.
François Hollande, tổng thống sắp mãn nhiệm thuộc đảng Xã Hội từ bỏ cuộc chơi. Nicolas Sarkozy - cựu tổng thống, Alain Juppé - cựu thủ tướng bên đảng thiên hữu Những Người Cộng Hòa - LR và Manuel Valls, cựu thủ tướng thuộc đảng Xã Hội thiên tả, những gương mặt nổi bật được cho có triển vọng đã bị loại khỏi cuộc đấu sơ bộ dành chức ứng viên tổng thống.
Trong khi đó, Benoit Hamon bất ngờ trúng cử ứng viên đại diện đảng Xã Hội. Emmanuel Macron, thuộc phong trào Tiến Bước, được cho là còn non nớt về chính trị ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của những chính khách tiếng tăm từ cánh tả cho đến cánh trung.
Còn ứng viên đại diện đảng Những Người Cộng Hòa François Fillon thì khốn khổ với vụ tai tiếng chính trị - pháp lý vì bị điều tra vụ tạo việc làm giả cho vợ con.
Riêng đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia với ứng viên Marine Le Pen, theo các thăm dò dư luận, lọt vào vòng hai bầu cử.
Ông Gérard Lelerc, cựu tổng biên tập mục Chính trị kênh truyền hình France 2 và France 3 trên trang mạng HuffingtonPost, trong một bài viết đề tựa « Làm thế nào 60 năm diện mạo chính trị Pháp đã vỡ bung chỉ trong vòng vài tuần » cho rằng người dân Pháp năm nay sẽ đi bầu trên những đống đổ nát của cánh tả và hữu.
Theo nhà báo Nguyễn Văn Huy tại Paris, trao đổi với ban tiếng Việt RFI qua điện thoại, cho rằng cánh tả Pháp, nhất là đảng Xã Hội tan nát vì thiếu tư tưởng cách tân, chia rẽ về mặt tư tưởng và vắng gương mặt nổi bật có đủ uy tín để tập hợp thành viên và cử tri.
Cánh hữu bị chia rẽ vì lợi ích phe phái và bất đồng chính kiến.
Còn cánh trung thì chìm lặng không hệ tư tưởng, cố gắng bám víu vào những đảng lớn để mà tồn tại.
Tất cả những điều đó mở ra một viễn cảnh u ám cho tương lai nền chính trị Pháp với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng phái cực hữu, đứng đầu là đảng Mặt Trận Quốc Gia FN, đe dọa ổn định của Pháp nói riêng và cả Liên Hiệp Châu Âu nói chung.
Related news items:
Tin mới
- Liên Hiệp Quốc lo ngại Mỹ giảm đóng góp tài chính - 17/03/2017 19:27
- Syria: Mỹ thừa nhận không kích nhầm làm 46 người chết - 17/03/2017 19:21
- Nga chối không tấn công tin học Yahoo! - 17/03/2017 18:55
- Pháp : Điều tra về quần áo đắt tiền của Fillon - 17/03/2017 18:48
- Đan Mạch dẫn độ con gái bạn thân của cựu tổng thống Hàn Quốc - 17/03/2017 17:08
- Hồng Kông : Ba thanh niên biểu tình phản đối Bắc Kinh bị phạt tù - 17/03/2017 17:02
- Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên - 17/03/2017 16:49
- Biển Đông : Trung Quốc xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough - 17/03/2017 16:42
- Trịnh Xuân Thanh tố cáo ông Võ Kim Cự đã môi giới cho Formosa tặng ông Nguyễn Phú Trọng cái tượng Hồ Chí Minh bằng vàng 24K - 17/03/2017 03:06
- Nữ sĩ Quỳnh Dao dặn dò hậu sự - 17/03/2017 01:50
Các tin khác
- Những điều mà ngoại trưởng Mỹ phải làm rõ trong chuyến đi Trung Quốc - 16/03/2017 20:55
- Bắc Kinh và Manila ký một thỏa thuận thương mại quan trọng - 16/03/2017 17:44
- Biển Đông: Hai thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc - 16/03/2017 17:31
- Giấy thuế hiếm hoi của ông Trump được tiết lộ - 16/03/2017 14:21
- Syria: vẫn rối ren và bế tắc sau 6 năm nội chiến - 16/03/2017 14:14
- Bầu cử tổng thống Pháp: Fillon khẳng định vô tội - 16/03/2017 14:08
- Mỹ : Một thẩm phán Hawai ra lệnh đình chỉ áp dụng nghị định mới về di dân của TT Trump - 16/03/2017 14:00
- Phó tổng thống Philippines lên án chiến dịch chống ma túy - 15/03/2017 20:40
- Tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc tập trận - 15/03/2017 20:33
- Hàn Quốc : Tư pháp triệu tập thẩm vấn cựu tổng thống Park - 15/03/2017 20:21