Ba sự kiện có thể làm nóng Đông Nam Á trong mùa hè này
- Thứ Năm, 07 tháng Bảy năm 2016 14:10
- Tác Giả: RFI
(Ảnh của ASEAN qua Shutterstock.com)
Website The Diplomat, ngày 06/07/2016, có bài nêu ra ba sự kiện quan trọng diễn ra trong mùa hè 2016 này, có thể làm thay đổi cảnh quan khu vực Đông Nam Á trong mùa hè này.
1. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về tranh chấp ở Biển Đông.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Hay sẽ công bố các phán quyết vào ngày 12/07/2016 liên quan đến trường hợp Philippines kiện các “hoạt động bất hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển đông (mà Manila gọi là biển Tây Philippines)
Ngay cả khi Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của Tòa, bất kỳ phán quyết nào trong vụ kiện này chắc chắn có ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc không chỉ với Philippines mà còn cả với các nước đang có tranh chấp về Trường Sa.
Một phán quyết thuận lợi cho Philippines sẽ gián tiếp thúc đẩy lòng tin của những nước khác trong vùng Đông Nam Á.
Động thái này có thể gợi ý cho nhiều nhóm nước kêu gọi “Chexit” tức là Trung Quốc cần chấm dứt hiện diện tại các thực thể đang có tranh chấp.
Dự tính là Philippines sẽ thắng kiện, tổng thống Rodrigo Duterte gợi ý đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hồ sơ này.
2. Trưng cầu dân ý về Hiến Pháp của Thái Lan.
Hai năm sau khi tiến hành đảo chính, quân đội Thái Lan đã soạn dự thảo Hiến Pháp nhằm tái lập sự lãnh đạo của chính quyền dân sự ở nước này.
Cuộc trưng cầu dân ý được dự trù vào ngày 07/08 có mục đích thông qua hoặc bác bỏ dự thảo Hiến Pháp.
Nếu như có ít thông tin trên các website đặt tại Thái Lan về dự thảo Hiến Pháp, đó là vì chính quyền quân sự cấm mọi cuộc thảo luận có thể tác động đến quyết định của người dân Thái Lan bỏ phiếu thuận hoặc chống tại văn bản này.
Trong những tuần lễ gần đây, cảnh sát đã bắt các nhà hoạt động bị cáo buộc phân phát truyền đơn nói về Hiến Pháp.
Một số nhóm ủng hộ dân chủ cho rằng bản Hiến Pháp sẽ củng cố vai trò của quân đội thay vì việc thiết lập nền dân chủ tại Thái Lan.
Ít có khả năng xẩy ra khủng hoảng chính trị do cuộc trưng cầu dân ý mà khi lên nắm quyền vào năm 2014, quân đội đã hứa là sẽ tổ chức.
Do Thái Lan đang đối mặt với viễn cảnh bất ổn nghiêm trọng, kinh tế của nước này có thể tiếp tục bị tổn hại và điều này cũng có thể tác động đến số phận của những người lao động nhập cư đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực.
3. Tiến trình hòa bình và hòa giải của Miến Điện.
Hơn 60 năm sau khi giành được độc lập, nhiều sắc tộc thiểu số vẫn tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại chính phủ trung ương.
Năm ngoái, thỏa thuận ngừng bắn trên phạm vi toàn quốc đã được ký kết nhưng không phải tất cả các nhóm vũ trang đều tham gia sáng kiến này. Thắng lợi áp đảo của đảng dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã làm nẩy sinh hy vọng là cuối cùng thì tiến trình hòa bình và hòa giải sẽ được hoàn tất tại Miến Điện.
Để hỗ trợ cho mục tiêu này, tân chính phủ đề nghị tổ chức một đại hội toàn quốc vào tháng tới, theo mô hình hội nghị hòa bình mà cha của bà Aung San Suu Kyi đã tổ chức năm 1947.
Hội nghị Panglong thế kỷ 21 hy vọng tập hợp được tất cả các sắc tộc thiểu số và thuyết phục được các nhóm vũ trang ủng hộ lịch trình tái lập hòa bình và hòa giải của chính phủ.
Có một vài thách thức phải vượt qua như sự bùng phát của Phật Giáo cực đoan, tư tưởng bài Hồi Giáo trong số các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan và việc quân đội tiếp tục có vai trò ảnh hưởng, do đã nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1962 đến tận năm nay.
Tuy nhiên, thành công của Hội nghị Panglong có thể hỗ trợ cho tiến trình chuyển đổi của Miến Điện hướng tới hiện đại hóa nền dân chủ qua việc thực hiện trên quy mô lớn các cải cách kinh tế.
Tiến trình hòa bình của Miến Điện cũng có thể được dùng làm mô hình cho các nước khác như Philippines, nơi vẫn xẩy ra các cuộc chiến tranh cục bộ và các phong trào đòi ly khai.
Tin mới
- Ngoại trưởng Philippines giải thích về « chia sẻ » tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc - 09/07/2016 15:32
- Biển Đông: Báo Trung Quốc loan tin tập trận ở Hoàng Sa - 09/07/2016 15:13
- Hợp pháp hóa cần sa làm giảm mua thuốc theo toa bác sĩ - 08/07/2016 20:38
- Anh quốc sẽ có một nữ thủ tướng - 08/07/2016 18:35
- Báo Trung Quốc kêu gọi « không từ bỏ chủ quyền » tại Biển Đông - 08/07/2016 18:15
- Nghị Viện Châu Âu lên án Miến Điện đàn áp người Rohingya - 08/07/2016 18:10
- Ảnh Tổng thống Obama mặc trang phục Hồi giáo “gây sốt” trên truyền hình Mỹ - 07/07/2016 18:32
- Trung Quốc : Vợ của nhiều luật sư nhân quyền bị giam biểu tình phản đối - 07/07/2016 18:22
- Cam Bốt : Gia đình Hunsen thống trị nền kinh tế - 07/07/2016 14:24
- Mỹ ra lệnh trừng phạt lãnh đạo Bắc Triều Tiên - 07/07/2016 14:18
Các tin khác
- Euro 2016 : Bồ Đào Nha có chặn được bước tiến Xứ Wales ? - 06/07/2016 20:49
- Trưng cầu dân ý về người tị nạn : Hung chống lại châu Âu - 06/07/2016 20:42
- NATO giúp châu Âu trong cơn nguy biến - 06/07/2016 19:34
- Seoul muốn tăng gấp đôi loa tuyên truyền ở biên giới - 06/07/2016 18:42
- Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài - 06/07/2016 18:35
- Hồng Kông đề nghị bảo vệ một trong các nhân viên nhà sách “mất tích” - 06/07/2016 18:13
- Trung Quốc bị lên án giam giữ một kiều dân Mỹ - 06/07/2016 18:06
- Chứng tự kỷ ở Việt Nam : Hiểu đúng mới giúp được trẻ - 06/07/2016 18:00
- Biển Đông: Manila sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh sau phán quyết của Tòa Trọng Tài - 06/07/2016 17:47
- Tấn công khủng bố ở Indonesia có liên quan đến Daech - 05/07/2016 14:55